(HBĐT) - Vụ tai nạn giao thông (TNGT) giữa 2 xe máy xảy ra trên quốc lộ 6, thuộc địa phận khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mới đây làm 1 người chết tại chỗ và 2 người bị thương đã làm nhiều người giật mình. Bởi không chỉ hậu quả thảm khốc của vụ tai nạn, mà đáng nói, cả 3 nạn nhân đều đang ở tuổi vị thành niên, chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe (GPLX) có dung tích từ trên 50 cm3 đến dưới 175cm3 theo quy định.



Với lý do nhà xa trường, nhiều học sinh sử dụng xe máy đi học. Ảnh: Học sinh điều khiển xe máy trên đường đi học về tại xã Thung Nai (Cao Phong). 

Theo đó, khoảng 23 giờ 10 phút ngày 28/9/2019, xe mô tô BKS 28C1- 026.96 do Bùi Mạnh Quân (16 tuổi), trú tại xóm Dũng Tiến, xã Dũng Phong điều khiển đi theo hướng Sơn La - Hà Nội chở Bùi Văn Mạnh (16 tuổi), trú tại xóm Nà Bái, xã Dũng Phong đã va chạm với xe mô tô BKS 28F5 - 1984 do Nguyễn Đức Anh Tú (15 tuổi), trú tại khu 5, thị trấn Cao Phong điều khiển đi từ đường ngang ra quốc lộ 6. Vụ va chạm đã làm Nguyễn Đức Anh Tú ngã ra đường và bị xe ô tô tải BKS 26C - 032.47 đang lưu thông chèn qua người. Hậu quả, Nguyễn Đức Anh Tú tử vong tại chỗ, Bùi Mạnh Quân và Bùi Văn Mạnh bị thương.

Có thể thấy, các nạn nhân trong vụ TNGT này vẫn trong độ tuổi vị thành niên 15 - 16 tuổi. Chưa đủ điều kiện để được cấp GPLX theo quy định. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, nhiều bậc phụ huynh vẫn "vô tư” giao chìa khóa xe máy cho con trẻ. Điều này đặc biệt phổ biến đối với học sinh bậc THPT ở các huyện và địa bàn vùng sâu, xa. Qua nắm bắt thực tế, tại trường THPT 19/5 Kim Bôi (Kim Bôi), THPT Lũng Vân (Tân Lạc), THPT Mường Chiềng (Đà Bắc)... tình trạng học sinh đi xe máy có dung tích trên 50 cm3 diễn ra khá phổ biến. Đáng nói hơn, khi các em được cầm lái, điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn đi hàng 2, hàng 3, thậm chí hàng 4 trên đường; nhiều em không đội mũ bảo hiểm (MBH), chở 3 - 4 người, vừa đi vừa trêu chọc, cười đùa, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, vi phạm nghiêm trọng các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT). Chị Bùi Thị Hiền, nhà ở TP Hòa Bình nhưng công tác ở huyện Kim Bôi thường xuyên đi về trên tuyến đường 12B cho biết: Thú thực là tôi rất sợ khi đi làm vào thời điểm học sinh đi học và lúc các cháu tan học về. Chúng đi xe máy cứ vù vù, nhiều đứa còn chở 3, chở 4 lạng lách đánh võng, vừa đi vừa trêu đùa chẳng nhường đường cho ai cả. Điều đó gây nguy hiểm trực tiếp cho những người tham gia giao thông. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều vụ va chạm giao thông giữa các phương tiện do học sinh điều khiển với người đi đường. May không có hậu quả gì lớn. Bây giờ, thấy bọn trẻ đi xe máy lạng lách đánh võng trên đường càng thấy sợ.

          Lý giải về việc "phải” giao chìa khóa xe máy cho con em mình đi học khi chưa đủ điều kiện, anh Bùi Mạnh Cường ở xã Thung Nai (Cao Phong) bày tỏ: Thật sự, chúng tôi cũng không muốn giao xe cho bọn trẻ làm phương tiện đến trường. Vì như thế rất nguy hiểm. Nhưng không thể làm khác được, nhất là khi các cháu học lên THPT, trường xa nhà cả chục km, bố mẹ cũng không thể ngày nào cũng sáng đưa đi, trưa đón về được. Thế nên đành phải giao xe cho các cháu. Cũng chỉ biết thường xuyên dặn dò chúng đi cẩn thận chứ không thể theo sát hàng ngày được. "Còn khi về nhà, nói thật là nhiều lúc cũng không quản lý được, sẵn xe, chìa khóa chúng cứ lấy đi, mình cũng không rõ chúng đi đâu, làm gì và có đội MBH hay không?" - anh Cường chia sẻ thêm.

          Theo kết quả khảo sát về công tác đảm bảo ATGT của Sở GD&ĐT cho thấy, công tác đảm bảo ATGT tại các trường học vẫn nổi lên vấn đề học sinh không chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường bộ như không đội MBH, đi hàng 2, hàng 3... khi tham gia giao thông. Trong đó, tỷ lệ học sinh không đội MBH khi đi xe máy chiếm trên 70%. Còn theo đánh giá của lực lượng Cảnh sát giao thông, ý thức một bộ phận học sinh khi tham gia giao thông chưa cao. Nhiều em đi máy khi chưa đủ tuổi được cấp GPLX; hay đi xe hàng 3, hàng 4, chở quá số người quy định; vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư; cầm ô khi đi xe máy, xe đạp, lạng lách, đánh võng. Đáng nói, ở nhiều địa bàn vùng sâu, xa, tình trạng trẻ em từ 10 - 15 tuổi tự điều khiển phương tiện xe máy có dung tích từ 50 cm3 trở lên diễn ra khá phổ biến... Điều này tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT. Để giải quyết tình trạng này, theo đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ngoài việc các trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến. giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cho học sinh về chấp hành các quy định đảm bảo ATGT thì cũng rất cần sự phối hợp của gia đình, phụ huynh học sinh trong việc giáo dục, quản lý con em khi tham gia giao thông. Không giao xe máy cho các em tự đến trường...


Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục