(HBĐT) - Từ TP Hòa Bình tới xã Đồng Nghê (Đà Bắc) ngót nghét trăm cây số. Những cung đường uốn lượn, nhiều đoạn gập ghềnh đất đá, rồi thì biển cảnh báo sạt lở liên tiếp, dấu vết của đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017 vẫn còn hằn sâu khiến đường tới Đồng Nghê càng thêm xa.

 

Người dân xóm Nghê, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) được hỗ trợ bò giống sinh sản, góp phần tạo sinh kế.  

"Nơi đây là xã vùng hồ, chấm cuối trên bản đồ của huyện vùng cao Đà Bắc, giáp ranh với huyện Phù Yên (Sơn La) và huyện Tân Sơn (Phú Thọ). Điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu đất sản xuất, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp là nguyên nhân chính khiến Đồng Nghê vẫn là xã đặc biệt khó khăn” - Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Xứng bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy.

Toàn xã có tổng diện tích trên 3.200 ha, nhưng phần lớn là đồi núi, sông, suối chia cắt, thường trực tình trạng sạt lở đất, đá, lũ ống, lũ quét vào mùa mưa. Diện tích cấy lúa chỉ khoảng 24 ha, tập trung nhiều ở Nước Mọc là xóm trung tâm xã. Những xóm khác ruộng cấy lúa manh mún, diện tích trồng lúa nương cho năng suất thấp do phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Đất đồi trước đây chủ yếu trồng ngô để chăn nuôi và làm hàng hóa nhưng vài năm nay, người dân bỏ trồng ngô do được tuyên truyền không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe. Không có việc làm, thu nhập tại chỗ, để đảm bảo chi tiêu hàng ngày, người dân Đồng Nghê phải rời bản làng đi làm ăn xa. Theo thống kê, toàn xã có khoảng 30% dân số thường xuyên đi làm ăn xa và đi làm thời vụ từ 40-50% dân số.

Những năm qua, được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, nhất là qua Chương trình 135, Dự án hỗ trợ người dân vùng hồ sông Đà, chương trình giảm nghèo đã giúp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng. Xã cũng tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện, tỉnh trang bị kiến thức làm ăn cho người dân qua các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, lớp học nghề ngắn ngày về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá lồng. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện giúp người dân vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ 8,7 tỷ đồng. Từ sự hỗ trợ này, các hộ phát triển chăn nuôi gia súc với tổng đàn trâu, bò gần 1.150 con và đầu tư nuôi trên 40 lồng cá.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Xứng cho biết thêm: Mặc dù được sự quan tâm của các cấp, ngành, song phải thẳng thắn nhìn nhận việc phát huy hiệu quả chưa cao. Ngoài nguyên nhân khách quan do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý không thuận lợi còn có nguyên nhân chủ quan, đó là một bộ phận khá lớn người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; không chịu khó học tập để nâng cao trình độ. Nhiều hộ chưa thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vẫn nặng tập quán tự cung, tự cấp nên chưa chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Cùng đoàn công tác tới xóm Nghê hỗ trợ các hộ bò giống sinh sản và tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho vật nuôi, chúng tôi chứng kiến sự vui mừng, hồ hởi của các gia đình. Song, cũng được chứng kiến thực tế buồn khi nhiều người không biết chữ để ký nhận. Qua trò chuyện được biết thêm, hiện ở đây nhiều học sinh chỉ học đến cấp 2. Nhiều người mới hơn 40 tuổi đã lên ông, lên bà. Phụ nữ sinh nở chủ yếu tại nhà do trạm y tế ở xa, đi lại khó khăn. Có ca khó phải chuyển lên huyện thì ra tận xã Mường Chiềng mới có xe, thuê mất khoảng 2 triệu đồng, là chi phí quá cao đối với người dân nghèo.

Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017, Đồng Nghê bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ mất nhà cửa, tài sản. Đặc biệt, 30 hộ ở xóm Đăm phải chuyển về khu tái định cư xóm Nghê do mất nhà cửa hoàn toàn và nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở cao. Hiện các hộ đã ổn định cuộc sống nơi ở mới nhưng do không có đất sản xuất nên hàng ngày vẫn phải về lại xóm Đăm làm ruộng, nương, thu nhập bếp bênh.

Khó khăn chồng khó khăn nên Đồng Nghê mới đạt 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã đặt mục tiêu cuối năm nay hoàn thành thêm 2 tiêu chí nhưng là thách thức rất khó thực hiện bởi nguồn lực tại chỗ gần như không có khi thu nhập bình quân đầu người mới đạt gần 16 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn tới hơn 50%. Trước thực tế này, xã mong được sự quan tâm, giúp sức của các cấp, ngành và sự hỗ trợ từ bên ngoài để Đồng Nghê được "kéo lại gần hơn.”


Thu Hiền

Các tin khác


Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục