(HBĐT) - Vào dịp đầu năm, đông đảo người dân thường đến đình, đền, miếu, chùa... để cầu tài lộc, may mắn, bình an, mạnh khỏe. Đồng thời nhờ "thầy”, "cô” gieo quẻ hỏi việc, xem tử vi để làm lễ dâng sao, giải hạn. Chi phí không nhỏ, tâm sức cũng không vừa nhưng liệu tín ngưỡng này có thực sự đem lại bình an tuyệt đối cho tín chủ?


Du khách xin quẻ, cúng giải hạn đầu năm tại đền Thác Bờ.

Vốn chẳng mấy hiểu biết về tín ngưỡng tâm linh nhưng vì thấy trong gia đình xảy ra nhiều chuyện "không may” trong năm cũ, sau Tết, chị Liên thoăn thoắt sắm đồ đi lễ. Mồng 3 Tết, chị lễ ở chùa Hòa Bình Phật Quang (TP Hòa Bình), mồng 4 Tết đi chùa Tiên (Lạc Thủy), mồng 6 Tết đi đền Bờ. Nghỉ ngơi 2 ngày, chị lại cùng nhóm chị em xuôi Hà Nội để được hành lễ cầu may mắn, phúc lộc, bình an ở chùa Phúc Khánh, phủ Tây Hồ và chùa Trăm Gian. 

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chốn đền, chùa không quá đông đúc đến mức phải chen lấn, xô đẩy. Bởi vậy, đến chùa nào chị Liên cũng tìm "thầy”, tìm "cô” xem quẻ để biết vận hạn thế nào, cách xử trí ra sao, rồi chị đi đến quyết định phải làm lễ dâng sao, giải hạn. Vì cả hai vợ chồng đều làm việc ngoài Nhà nước nên chẳng ngại điều tiếng gì, chị Liên mời hẳn cô đồng về làm lễ tại nhà, nhân tiện giải hạn cho cả đại gia đình nhà chồng. Cô đồng chị Liên mời được biết đến là khá "thiêng”, nhiệt tình và đặc biệt là không yêu cầu quá khắt khe về đồ lễ. Cô yêu cầu chỉ hơn 20 món, ẩm thực có: xôi, gà, giò, cá chép, trứng, gạo, muối, chè hoa cau, cháo, một mâm cơm đủ món, ngô, khoai luộc, bánh, kẹo, hoa quả, thuốc lá, bia, rượu, nước ngọt, nước trắng; đồ hàng mã: 5 con ngựa 5 màu khác nhau, 1 cây vàng 5 màu, 1 con voi vàng, 1 cây vàng màu vàng; 200 lễ tiền; 200 bộ chúng sinh; 1 tập vãng sinh; mũ Nam Tào, Bắc Đẩu; hình nhân theo giới (nhà có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu hình nhân). Ngoài ra, gia đình có mua thêm quần áo, ti vi, điện thoại để… gửi cho các cụ thì tùy tâm (không bắt buộc). Đồ phóng sinh là: chim, cua, ốc, cá, lươn, trạch tùy sự lựa chọn của gia đình. 

Cô đồng yêu cầu là vậy, nhưng để thể hiện cái "tâm” của mình, chị Liên cố gắng sắm lễ cho thật "hậu”, nhất là đồ ăn uống, vì đằng nào làm lễ cũng mời ông, bà, chú bác đến dự. Bỏ ra gần 20 triệu đồng để đi sắm đồ lễ và phục vụ ăn uống của đại gia đình trong lễ giải hạn chị Liên vẫn cảm thấy thỏa lòng. Tuy nhiên, đến khi làm lễ, "cô” xóc quẻ tới 3 lần mới thuận và xem chân gà cô "phán": Năm nay đằng ngoại chị có người phải phẫu thuật, tháng 3, 7, chị không nên xuất hành đi xa, chồng chị có việc bị vạ lây vào tháng 9 gây hao tiền, tốn của… chị lại thấy lo và dự là sẽ tiếp tục đi chùa để hóa giải vận hạn. Thực tế, nỗi hoang mang của chị Liên không phải là cá biệt, nhất là với những người vốn ít hiểu biết về tâm linh, tín ngưỡng. 

Cúng, dâng sao giải hạn là tập tục có nguồn gốc từ Lão giáo (tức đạo Lão) của người Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam và trở thành một trong những tín ngưỡng dân gian của người Việt. Theo tín ngưỡng: mỗi người sinh ra có một vì sao chiếu mệnh theo từng năm, cụ thể: Trong 9 chòm sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hán, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức đều có sao tốt, sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, người đó sẽ gặp vận hạn, còn nếu được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ đón sao. Vì vậy, mỗi dịp năm mới, đông đảo người dân đến chốn đền, chùa, hoặc mời cô đồng về cúng sao, giải hạn. Đó là mong muốn chính đáng hướng đến một cuộc sống an lành, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, cũng cần nghĩ sâu hơn không cứ bỏ tiền ra là có thể mua được mọi thứ, kể cả "mua thần linh" phù hộ cho mình. Liệu rằng bỏ tiền dâng sao, giải hạn có thực sự cầu được an lành hay chuốc thêm lo lắng?

  Lam Nguyệt


Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục