(HBĐT) - Đà Bắc có số xã, thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhiều nhất tỉnh. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 45%, dân tộc Mường trên 30%, dân tộc Dao gần 14%, dân tộc Kinh khoảng 10%, dân tộc Thái 0,34% và một số ít dân tộc khác. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền huyện coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả.

 


Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, tuyến đường liên thôn xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã được cứng hóa.

Đồng chí Xa Thị Hoa, Trưởng Phòng Dân tộc huyện chia sẻ: Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS. UBND huyện ban hành các quyết định về: phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ các thôn ĐBKK; phân bổ kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt, thực hiện chính sách đặc thù theo quy định của Chính phủ; phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách T.Ư hỗ trợ thực hiện Chương trình 135... 

Những năm qua, UBND huyện đã xây dựng các chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện tốt chương trình phát triển KT-XH miền núi gắn với giảm nghèo. Huyện chỉ đạo tập trung huy động nguồn lực phát triển KT-XH, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất ở miền núi. Thông qua nguồn lực từ các chương trình, dự án và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã giúp vùng đồng bào dân tộc từng bước khởi sắc. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển, đời sống người dân được nâng cao. 

Trong giai đoạn 2014 - 2019, toàn huyện đã có trên 2.000 lượt hộ DTTS được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tổng số tiền cho vay trên 20.500 triệu đồng. Đồng thời, mở hơn 350 lớp chuyển giao KHKT cho trên 17.000 lượt người tham gia học tập về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Qua đó đã giúp người dân chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm; chú trọng đưa vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho năng suất, giá trị hàng hóa cao.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 102/QĐ-TTg về hỗ trợ trực tiếp người dân nghèo ở vùng khó khăn, toàn huyện đã hỗ trợ 21.281 hộ nghèo với 87.252 nhân khẩu, tổng kinh phí 7.600 triệu đồng. Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở thôn, bản ĐBKK; Quyết định số 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020, toàn huyện có 2.381 hộ được hỗ trợ với tổng kinh phí 14.298 triệu đồng. 

Ngoài ra, thực hiện Chương trình 135 với dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK, 5 năm qua, các xã, thôn được đầu tư xây dựng 144 công trình, tổng nguồn vốn 8.170 triệu đồng. Cũng trong chương trình này, năm 2019, huyện dành 4.063 triệu đồng hỗ trợ bà con các loại giống cây trồng, vật nuôi. Theo kế hoạch, trong năm 2020, huyện tiếp tục dành 4.519 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn ĐBKK.

Đồng chí Xa Thị Hoa cho biết thêm: Trong công tác dân tộc, huyện luôn coi trọng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng. Hàng năm, huyện phối hợp Ban Dân tộc tỉnh cùng cơ quan liên quan mở các lớp tập huấn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, tạo điều kiện để người có uy tín được đi tìm hiểu thực tế. Đội ngũ người có uy tín cũng như già làng, trưởng bản đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, hiến tài sản trên đất để xây dựng NTM. Nhiều người đã trở thành trung tâm đoàn kết dân tộc; hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong thiên tai; gương mẫu, hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hóa.

Từ sự quan tâm đầu tư cho vùng dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào DTTS, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 29 triệu đồng/năm, tăng 11,5 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo từ 51,75% năm 2015 giảm còn 29,22% cuối năm 2019; kế hoạch đến cuối năm 2020 còn 24,37%.


Bình Giang

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục