Theo quy định của Luật Đường sắt, hiện hàng nghìn đầu máy, toa xe hết niên hạn sẽ không được phép hoạt động. Do đó, ngoài việc xin kéo dài "tuổi thọ” của những phương tiện này, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng đang xoay sở, tính toán kêu gọi xã hội hóa đầu tư để có lộ trình thực hiện nhằm tiết giảm khoản chi phí khổng lồ.


Hàng nghìn đầu máy, toa xe hết niên hạn vẫn phải hoạt động vì không có ngân sách thay thế.

Đau đầu với hàng nghìn toa xe, đầu máy hết niên hạn

Theo Nghị định 65, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt có hiệu lực từ 1.7.2018, niên hạn đối với đầu máy và toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia không quá 40 năm, toa hàng sử dụng tối đa 45 năm. Nghị định 65 cũng quy định lộ trình các doanh nghiệp vận tải đường sắt có thời hạn 3 năm (tới năm 2021) để thay thế các phương tiện quá niên hạn.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, ông Vũ Anh Minh, nếu chỉ đóng mới hoàn toàn để thay thế toa xe hết niên hạn, các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải chịu áp lực về vốn và chi phí tài chính. Cứ như vậy, chỉ đầu tư một vài đoàn tàu nữa là doanh nghiệp cũng hết khả năng vay. Báo cáo của VNR cho thấy, số lượng đầu máy dừng vận dụng khai thác tính từ ngày 1.1.2021 đến năm 2026 sẽ là 121 đầu máy (chỉ còn lại 141 đầu máy).

Theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, căn cứ quy định về niên hạn phương tiện vận tải đường sắt tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12.5.2018, số lượng toa xe do Công ty quản lý hết niên hạn sử dụng giai đoạn năm 2020-2025 là 1.092 toa xe. Trong đó 986 toa xe hàng và 106 toa xe khách. Để đảm bảo khai thác vận hành, từ nay đến năm 2025 bình quân mỗi năm Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cần phải có khoảng 240 tỉ đồng để đóng mới toa xe, đảm bảo kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường vận tải.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Linh cho biết, về nguồn vốn nội tại, khả năng mỗi năm Công ty chỉ cân đối được khoảng 30 tỉ đồng từ nguồn khấu hao tài sản cố định. Trong khi đó, nguồn vay từ các ngân hàng thương mại đang gặp phải trở ngại về số dư nợ vay các ngân hàng của Công ty quá lớn. Chưa kể, điều kiện cho vay của các ngân hàng là vốn đối ứng của Công ty phải đảm bảo tối thiểu 30% tổng mức đầu tư sẽ là bài toán khó với doanh nghiệp.

Còn đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng cho hay, giai đoạn từ nay đến hết 2023, Cty sẽ phải dừng vận dụng 98 toa xe khách và 347 toa xe hàng. Để đầu tư thay thế các toa xe này, Cty đã đề ra lộ trình đầu tư mới hàng năm trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến cần đầu tư 8 toa xe hành lý, 15 đến 30 toa xe khách và 150 đến 300 toa xe hàng, nghiên cứu đầu tư cải tạo 30 đến 60 toa xe khách.

Theo ông Vũ Anh Minh, niên hạn chỉ là một yếu tố và là thước đo về an toàn, xác định khả năng an toàn phương tiện thiết bị. Nhưng phương tiện còn có nhiều yếu tố khác như thời gian khai thác, hệ số sử dụng, tác động của ảnh hưởng khai thác để dẫn đến đủ điều kiện khai thác hay không? Nếu điều kiện khai thác không đảm bảo dù chưa đến niên hạn vẫn phải bỏ và ngược lại nếu quá niên hạn nhưng chứng minh được vẫn đảm bảo chạy an toàn thì đề xuất để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.

Lấy đâu ra 6.800 tỉ đồng để thay mới?

Để kêu gọi đầu tư toa xe, đầu máy theo hình thức xã hội hóa, ngoài các chính sách ưu đãi có thể sẽ có những sản phẩm đầu máy, toa xe mới nhằm tiết giảm chi phí đầu tư khổng lồ. Hiện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang xây dựng các đề án đầu tư toa xe để mời gọi nhà đầu tư theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó có hình thức Công ty thuê phương tiện vận tải là tài sản của nhà đầu tư.

Cụ thể, nhà đầu tư cho công ty thuê số lượng, chủng loại toa xe đóng mới theo yêu cầu kinh doanh của công ty trong thời hạn từ 10-15 năm. Sau thời hạn thuê, số toa xe đó sẽ thuộc sở hữu của công ty. Cùng chung quan điểm về kêu gọi đầu tư xã hội hóa, đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho rằng, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư toàn bộ, đường sắt sẽ giảm cước cho nhà đầu tư để hoàn vốn, hoặc chia phần trăm (%)... hoặc đường sắt cung cấp toa xe, nhà đầu tư bỏ tiền cải tạo, nâng cấp, kinh doanh khai thác chung… Tuy nhiên, đến nay, ngoài một số đơn vị bỏ tiền cải tạo, nâng cấp toa xe vẫn chưa có nhà đầu tư nào bỏ vốn đầu tư mới.

Báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, theo Nghị định số 65/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.7.2018, các doanh nghiệp vận tải đường sắt có lộ trình 3 năm (tới năm 2021) để thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng.

Tính đến ngày 31.12.2022, các Công ty vận tải đường sắt sẽ phải thanh lý khoảng 60 đầu máy, gần 1.000 toa xe hàng và 500 toa xe khách. Tổng Cty ĐSVN và các Công ty vận tải đường sắt sẽ gặp khó khăn lớn khi phải huy động khoảng 6.822,8 tỉ đồng để đầu tư mới bù đắp các phương tiện phải loại bỏ theo quy định mà không được hưởng các ưu đãi về lãi suất vay.

Vì vậy, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho phép kéo dài thời gian áp dụng niên hạn thêm 3 năm hoặc bổ sung thêm khoản 5, điều 19, Nghị định 65/2018/NĐ-CP về lộ trình thực hiện niên hạn của phương tiện giao thông đường sắt như sau: "Trường hợp phương tiện giao thông đường sắt hết niên hạn sử dụng theo quy định tại điều 18 của Nghị định này, nhưng chất lượng phương tiện còn đảm bảo an toàn và Doanh nghiệp đường sắt có nhu cầu muốn kéo dài thời gian hoạt động. Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở đánh giá đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện tại thời điểm hết niên hạn thì cấp phép sử dụng”.

Ngoài ra, Tổng Cty đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT cho phép chuyển các toa xe có thể sử dụng thành các phương tiện toa xe chuyên dùng phục vụ vận chuyển vật tư, thiết bị chuyên chở vật liệu phục vụ thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt; phục vụ an ninh quốc phòng và phục vụ chạy tàu an sinh do phương tiện để chuyên chở hàng hóa đặc biệt, ít vận dụng tránh lãng phí đầu tư mới, doanh nghiệp đủ phương tiện phục vụ nhiệm vụ Nhà nước giao.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Sôi nổi hoạt động giúp thanh niên rèn luyện, trưởng thành

Những năm qua, 3 phong trào hành động cách mạng của Đoàn là:"Thanh niên tình nguyện”, "Tuổi trẻ sáng tạo” và phong trào "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” luôn được Huyện Đoàn Lạc Thuỷ triển khai sâu rộng, toàn diện, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương, tạo môi trường giúp thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Hộp thư bạn đọc

Gần đây, Báo Hòa Bình nhận được đơn thư, ý kiến của một số bạn đọc phản ánh về các nội dung sau:

Khánh thành công trình thanh niên "Sân chơi thiếu nhi" tại xã Nà Phòn

Ngày 26/3, Agribank Chi nhánh huyện Mai Châu phối hợp Ban Thường vụ Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Sân chơi thiếu nhi" tại xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), kỷ niệm 36 năm Ngày Thành lập Agribank (26/3/1988 - 26/3/2024) và chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên các cấp nhiệm kỳ 2024-2029. Tới dự có lãnh đạo UBND huyện Mai Châu và Agribank chi nhánh huyện.

Đoàn Thanh niên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tặng sân chơi thanh thiếu nhi xã Quyết Thắng

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh vừa bàn giao công trình "Sân chơi thanh thiếu nhi” tại xóm Băn Chao, xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn. Đây là xã Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được UBND tỉnh phân công giúp đỡ giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 2453/QĐ- UBND, ngày 27/10/2021.

Màu áo xanh tình nguyện trên quê hương Tử Nê

Những ngày tháng 3, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ xã Tử Nê (Tân Lạc) ghi dấu ở các địa bàn, thực hiện nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ với phương châm "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", đoàn viên, thanh niên hăng hái tham gia các công trình, phần việc, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.

Huyện Yên Thủy: Hai trẻ tử vong do đuối nước

Theo thông tin từ UBND xã Đoàn Kết (Yên Thủy), chiều 24/3, cháu B. B. N, sinh năm 2019, trú tại xóm Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) và cháu B. H. V, sinh năm 2020, trú tại xóm Đồng Bài, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) ở nhà chơi với bà ngoại và mẹ đẻ cháu B. H. V tại xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết. Khoảng 16h30', mẹ cháu V không thấy các cháu nên đi tìm thì phát hiện 2 cháu nổi dưới ao phía sau nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục