(HBĐT) - Cuối năm 2019, cùng với một số chị em ở địa phương, chị Bùi Thị Nữ, xóm Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) theo học lớp đào tạo nghề may túi xách siêu thị do Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở. Hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ nghề, chị Nữ vào làm tại xưởng may Sơn Thìn tại xã. Với đôi bàn tay khéo léo, chuyên cần, sản phẩm may của chị đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, giúp chị có thu nhập bình quân từ 3,8 - 6 triệu đồng/tháng.


 Sau học nghề, lao động nông thôn xã Nam Thượng (Kim Bôi) có việc làm, thu nhập ổn định từ việc may túi xách siêu thị.

Qua trao đổi với chị Nguyễn Thị Thìn, chủ cơ sở may Sơn Thìn, xưởng hiện có 40 công nhân. Hầu hết phụ nữ trên địa bàn xã đang làm việc tại cơ sở, từng được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) do huyện tổ chức trong các năm 2019-2020. Đáng mừng là nghề may túi siêu thị khá phù hợp với nhu cầu, trình độ của nữ LĐNT, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, nhưng đầu ra sản phẩm vẫn duy trì. Xưởng sản xuất hoạt động thường xuyên, đảm bảo thu nhập cho công nhân với mức lương thấp nhất 2,5 triệu đồng, cao nhất 6 triệu đồng/người/tháng. Thông qua một đầu mối nhập hàng khác, mặt hàng túi siêu thị được tiêu thụ tại tỉnh Hà Nam.

Theo đồng chí Nguyễn Duy Thanh, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH), minh chứng nêu trên phản ánh được hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT triển khai trên địa bàn tỉnh, theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, công tác này gặp nhiều khó khăn, hạn chế, như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn; LĐNT của tỉnh chưa được trang bị kiến thức về KHKT, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều LĐNT phải đến khu công nghiệp ở các thành phố lớn, các địa phương khác để tìm việc làm. Từ khi Đề án đào tạo nghề cho LĐNT (Đề án 1956) được triển khai, số lao động sau học nghề làm việc ở các công ty, doanh nghiệp có thu nhập tăng lên đáng kể. Người lao động ở khu vực nông thôn được đào tạo, cập nhật kiến thức mới, tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất đạt năng suất, hiệu quả cao hơn. Lao động học nghề được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi trong công tác đào tạo nghề nghiệp. Từ đó, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc học nghề, giải quyết việc làm sao cho hiệu quả.

Những năm qua, bên cạnh việc chủ động phối hợp với các xã khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề, tỉnh ưu tiên làm thí điểm, nhân rộng mô hình điển hình tại các huyện, thành phố. Đơn cử như mô hình nghề may công nghiệp tại Công ty TNHH Hùng Như (Kim Bôi), Công ty may Việt Hàn, Công ty CP Lạc Thủy; nghề dệt thổ cẩm tại HTX du lịch Chiềng Châu (Mai Châu); nghề mây tre đan của bà Bùi Thị Hạ, xã Xuân Thủy (Kim Bôi); nghề chổi chít xuất khẩu của hộ kinh doanh cá thể Ngô Quang Khương (TP Hòa Bình)... Bên cạnh đó, nghề trồng, chăm sóc cây có múi ở huyện Cao Phong được nhân rộng tại các huyện Tân Lạc, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình); mô hình chăn nuôi gà có các hộ: Bùi Thị Lịch, Bùi Thị Thúy ở thôn Chùa, xã Phú Thành (Lạc Thủy); mô hình nuôi gà đồi ở huyện Lạc Sơn; nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà; trồng rau sạch tại huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, nuôi dê ở huyện Đà Bắc... Ngoài ra, mở lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân cho các hộ kinh doanh du lịch theo mô hình homestay (Đà Bắc), các khu du lịch ở các bản: Lác, Văn, Pom Coọng, Bước và các xã: Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) và một số khu nghỉ dưỡng, khách sạn ở các huyện.

Từ năm 2016 đến nay, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai lồng ghép trong Chương trình MTQG xây dựng NTM. Giai đoạn 2010-2015, trong khuôn khổ Đề án 1956, tỉnh tổ chức đào tạo 851 lớp theo các trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 25.580/45.000 lao động. Giai đoạn 2016 - 2020, hỗ trợ kinh phí mở trên 800 lớp cho 25.627/45.000 lao động. Qua đó, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến hết năm 2020 đạt 56%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 50,6%. Tỉnh phấn đấu thực hiện mục tiêu giai đoạn 2021-2015 dạy nghề dưới 3 tháng cho 31.000 lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, trong đó, khoảng 25% có bằng cấp, chứng chỉ.

Đồng thời, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp: Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 14/3/2018 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục nghề nghiệp; Kế hoạch số 137/KH-UBND, ngày 26/7/2019 về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2025, từng bước giúp phụ huynh, học sinh nhận thức đúng vị trí, hiệu quả của việc học nghề để tìm kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập; nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp. Triển khai hợp tác với doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp tham gia Hội đồng trường, Hội đồng quản trị đối với cơ sở tư thục, tham gia xây dựng chương trình, giáo trình trong tổ chức đào tạo thực hành sản xuất. Đặc biệt đẩy mạnh việc hợp tác 3 bên (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp), liên kết giữa trường với doanh nghiệp.

 

Bùi Minh

 


Các tin khác


Cuộc sống mới ở Thung Nai

Chúng tôi có dịp trở lại thăm xã vùng hồ Thung Nai của huyện Cao Phong. Từ xã có xuất phát điểm thấp, những năm gần đây, Thung Nai có sự thay đổi rõ rệt về diện mạo, cảnh quan, đời sống người dân. Con đường 435 từ TP Hòa Bình đã đến tận xã Suối Hoa (Tân Lạc), qua địa bàn xã Thung Nai 8 km đang phát huy hiệu quả, thu hút nhiều khách du lịch lên cảng Thung Nai.

Tích cực chuẩn bị cho thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Chiều 4/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh trả lời câu hỏi của nhà báo liên quan vấn đề thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, xây dựng vị trí việc làm…

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền cho khách

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đề nghị khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập vào đường link lạ khi nhận được các tin nhắn mạo danh ngành điện.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Yên Thủy

Ngày 4/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Thủy. 

Tri ân anh hùng, liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.

Gần 2.000 trẻ em được khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí

Ngày 3/5, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E, UBND huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức chương trình khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí cho trẻ em từ 0 - 16 tuổi trên địa bàn hai xã Cao Sơn, xã Mường Chiềng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục