Trong khi các nước láng giềng đang phải chống chọi với dịch COVID-19 bùng phát mạnh, thì khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, lây lan ra cộng đồng, nhất là lây nhiễm cho công nhân các khu công nghiệp là rất lớn. Trong đợt dịch COVID-19 thứ 3 (dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu) tại Việt Nam, ổ dịch bùng phát tại khu công nghiệp Chí Linh, tỉnh Hải Dương với hơn 2.000 công nhân đang làm việc. Cả nước đã phải nỗ lực rất lớn, huy động tổng lực mới dập tắt được dịnh bệnh. Để đối phó với nguy cơ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, ngoài việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh ở cộng đồng, cần đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch trong CNLĐ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ NLĐ, quyết không để dịch COVID-19 bùng phát trong khu công nghiệp.
Nhiều công nhân chủ quan, lơ là không đeo khẩu trang, hoặc đeo cho có. Ảnh chụp tại KCN VSIP, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 26.4. Ảnh: ĐÌNH TRỌNG
Tháng 1.2021, hàng chục công nhân của Công ty TNHH POYUN ở Chí Linh (Hải Dương) đã bị nhiễm COVID-19. Ngoài ra, cũng đã có nhiều người ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh xác định nhiễm COVID-19 có liên quan yếu tố dịch tễ Công ty TNHH POYUN. Với tình hình diễn biến dịch COVID-19 phức tạp và nhiều nguy cơ như hiện nay các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải có những kiểm soát chặt chẽ, không để dịch bệnh bùng phát.
Không để lơ là phòng chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp
Đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào ca tại Công ty Fujikin Việt Nam (KCN Thăng Long, Hà Nội), ảnh chụp ngày 26.4. Ảnh: Bảo Hân
Về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho biết: Nhìn từ bài học rút ra từ vụ dịch ở Hải Dương vừa qua, có thể thấy, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp là nơi có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 rất cao do số lượng công nhân đông đúc, làm việc tập trung... Sắp tới, dịp nghỉ Lễ 30.4- 1.5, khi được nghỉ, công nhân người lao động sẽ đi du lịch, về quê... Nếu trong cộng đồng có ca mắc COVID-19, thì công nhân, người lao động rất dễ bị lây nhiễm. Chỉ một công nhân, người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp bị lây nhiễm thì nhà máy đó rất dễ trở thành ổ dịch COVID-19. Vì vậy, việc phòng chống dịch ở tất cả các nhà máy, ở cả khi công nhân người lao động khi ở ngoài cộng đồng đều hết sức cần thiết.
PGS Trần Đắc Phu chỉ rõ, bài học lớn nhất từ sau vụ dịch ở Hải Dương mà tâm dịch là Công ty Poyun, là Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế đã ban hành quy trình kiểm soát, chống dịch, giữ an toàn trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp rồi nhưng họ lại không thực hiện theo. Đây chính là một trong những lý do khiến dịch bùng phát mạnh, với số ca mắc rất nhiều.
"Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kêu gọi, yêu cầu phải xây dựng bản đồ an toàn các nhà máy xí nghiệp nhưng theo tôi biết thì đến nay không có nhiều địa phương thực hiện. Nếu cứ tình trạng như thế này, khi cộng đồng có một ca nhiễm bệnh thì các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp sẽ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm, trở thành ổ dịch rất cao" - PGS Trần Đắc Phu cảnh báo.
Theo PGS Trần Đắc Phu, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp phải triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là phải quản lý được công nhân, người lao động đi lại dịp 30.4-1.5, khi họ đi đâu về phải khai báo y tế và yêu cầu thực hiện biện pháp 5K nghiêm túc.
"Đặc biệt phải có các biện pháp phát hiện sớm các trường hợp ho, sốt, khó thở, và những người có nguy cơ khác để báo cho nhân viên y tế ngay" - PGS Trần Đắc Phu nói.
Nhiều công nhân có tâm lý chủ quan
Trao đổi với phóng viên trên đường đi làm, chị Nông Thị Phương (công nhân một công ty điện tử trong khu công nghiệp) cho biết: "Trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, công nhân vẫn đeo khẩu trang để chống bụi. Khi có dịch, công nhân càng tích cực đeo khẩu trang hơn. Tuy nhiên, thời gian này, tôi nhận thấy, có thêm nhiều công nhân không đeo khẩu trang so với thời điểm "đỉnh” dịch. Có lẽ là mọi người thấy dịch đã lắng xuống nên có tâm lý chủ quan” - chị Phương chia sẻ.
Chị Phương nói thêm, công ty nơi chị làm việc vẫn yêu cầu công nhân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt. Công ty còn triển khai lắp vách ngăn tại bàn ăn của công nhân để phòng chống COVID-19.
Cũng vì thấy ít nguy cơ của dịch COVID-19 nên dịp nghỉ lễ 30.4 sắp tới, chị Phương đã lên kế hoạch cùng nhóm bạn 10 người đi du lịch "phủi” tại Cao Bằng.
"Tôi không lo ngại dịch COVID-19 lắm, vì tôi chỉ đi cùng nhóm bạn thân, hơn nữa, nơi chúng tôi đến là nơi hẻo lánh, ít người, chứ không phải những địa điểm tập trung đông người” - chị Phương chia sẻ.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, thuê trọ tại toà nhà CT1-A, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội cho hay, tại công ty nơi anh làm việc vẫn duy trì những biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay…, nhưng tại khu nhà ở, thời gian gần đây, nhiều người không còn duy trì các thói quen phòng dịch như trước.
"Đi chợ Mun, tôi quan sát có người đeo khẩu trang, có người không. Còn ở toà nhà, trước đây người dân tự trang bị bình sát khuẩn chung, nhưng thời gian này không còn duy trì nữa” - anh Tâm cho hay.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số hàng, quán tại khu vực này, nhiều khách hàng là công nhân khi đến quán thường không đeo khẩu trang.
Công nhân "vượt chốt”
Quan sát của phóng viên trên đường nội bộ của Khu công nghiệp Thăng Long vào đầu giờ chiều 26.4 cho thấy, hầu hết công nhân đến nơi làm việc đều nghiêm túc đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế.
13h40 ngày 26.4, theo ghi nhận của Lao Động công nhân liên tục vào Công ty Fujikin Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long) để làm ca. Các công nhân hầu như đều đo nhiệt độ, nhưng vẫn có người "vượt chốt”.
Ngay tại thời điểm phóng viên ghi hình tại đây, khi bảo vệ đang đo thân nhiệt cho một công nhân, một nữ công nhân khác đã phóng xe máy thẳng vào trong. Nhân viên bảo vệ tại đây cũng chỉ biết gọi với theo, chứ không thể "mời” công nhân này ra để đo.
Theo nhân viên bảo vệ, việc đo thân nhiệt đã được công ty duy trì ngay từ khi có dịch đến thời điểm hiện tại để sàng lọc ngay từ cổng những người có thân nhiệt cao, phòng tránh nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên tại khu công nghiệp này, có nhiều công ty không còn tổ chức đo thân nhiệt cho công nhân từ cổng ra vào. Công nhân chỉ cần đến gửi xe rồi đi vào trong công ty, không phải qua khâu kiểm tra thân nhiệt.
Anh Nguyễn Văn N. (công nhân công ty điện tử) cho biết, công ty anh không còn duy trì đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho công nhân. Công nhân chỉ còn đeo khẩu trang.
"Nhiều người có tâm lý chủ quan khi dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát tốt. Ngay cả bản thân tôi cũng vậy. Đi làm thì tôi đeo khẩu trang, còn đi chợ, hay ra những chỗ đông người, tôi không đeo” - anh N. chia sẻ.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Với 10.806 hội viên, chiếm trên 96% người cao tuổi (NCT) trong huyện, nhờ thực hiện hiệu quả phương châm "lấy hội viên làm trung tâm, lấy chi hội, câu lạc bộ (CLB) là nơi hoạt động, lấy phong trào thi đua "Tuổi cao - Gương sáng” làm mục tiêu”, các cấp Hội NCT trên địa bàn huyện Tân Lạc luôn giữ vững vai trò nòng cốt trong chăm sóc và phát huy vai trò NCT, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Ngay sau khi hàng loạt các trang web lừa đảo kiếm tiền online bị sập, lập tức những trang web khác tương tự, thậm chí là chính những trang web vừa sập lại "hồi sinh” bằng những tên miền khác nhau nhưng thực chất là "bình mới rượu cũ”. Vì lòng tham cũng như muốn lấy lại tiền đã mất, người chơi mới lẫn cũ lại tiếp tục tham gia và bị mất tiền chỉ trong vài ngày.
(HBĐT) - Ngày 24/4, Hội đồng đội thành phố Hòa Bình phối hợp với Nhà văn hóa, Phòng GD&ĐT thành phố tổ chức hội thi Chỉ huy Đội giỏi thành phố Hòa Bình năm học 2020-2021. 35 Chỉ huy Đội xuất sắc đến từ 35 Liên đội TH&THCS, PTDT bán trú trên địa bàn thành phố tham dự hội thi.
(HBĐT) - Phòng PC02 (Công an tỉnh) vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi và Công an xã Kim Bôi tổ chức buổi sinh hoạt chủ đề: "Tuyên truyền về kỹ năng phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; phòng ngừa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật" tại trường TH và THCS Kim Tiến.
(HBĐT) - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp với phòng Tư pháp huyện Tân Lạc, chi nhánh trợ giúp pháp lý số 2 và xã Ngọc Mỹ tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý, tư vấn ngoài trụ sở cho trên 120 hộ dân xóm Đôi, là xóm ĐBKK của xã Ngọc Mỹ. Đối tượng được trợ giúp pháp lý là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Tối 23/4, tại sân golf Hilltop Valley thuộc phường Trung Minh (TP Hòa Bình), trong khuôn khổ Giải golf Doanh nhân trẻ toàn quốc 2021 tranh cúp T99 đã diễn ra hoạt động trao tiền ủng hộ Quỹ Vì người nghèo tỉnh. Tham dự có đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Quỹ Vì người nghèo tỉnh; lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và các golfer trong cả nước.