(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là Công giáo và Phật giáo, tổng số trên 48 nghìn tín đồ, hầu hết tín đồ là đồng bào dân tộc Kinh, Mường. Các tôn giáo có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố, 95/151 xã, phường, thị trấn.


Nhiều năm qua, công tác quản lý đất đai, quy hoạch tại chùa Phật Quang ở thành phố Hòa Bình còn nhiều bất cập.

Trong thời gian qua, hoạt động tôn giáo diễn ra cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động sinh hoạt tôn giáo không tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Điển hình như hoạt động truyền đạo Tin lành của hệ phái Truyền giáo Việt Nam ở huyện Kim Bôi, Tân Lạc; việc sinh hoạt và truyền Pháp luân công ở huyện Yên Thuỷ, Mai Châu, TP Hòa Bình; việc sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự, ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký ở Giáo xứ Vụ Bản... Các hoạt động này đều không tuân thủ quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TN, TG. Qua nắm bắt tình hình ở các địa phương, hiện tượng TN, TG mới, tà đạo manh nha có một số hoạt động trái pháp luật như "Pháp môn diệu âm” hoạt động dưới hình thức du lịch, tọa đàm tại nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP Hoà Bình. Nhìn chung, các hiện tượng TN, TG mới không có các hoạt động công khai, chưa có biểu hiện gây mất trật tự, an ninh xã hội, tập trung đông người, song tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. 

Trong thời gian tới, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng với quốc tế, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước sẽ có nhiều đổi mới. Luật TN, TG được thực hiện cởi mở hơn, thông thoáng hơn để phù hợp với chủ trương của Đảng. Do đó, tình hình tôn giáo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Các tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng tín đồ sẽ tăng, địa bàn, phạm vi hoạt động rộng, phức tạp hơn. Số lượng đồng bào đã, đang đi lao động ở Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan... sau khi về nước mang theo các tài liệu, ấn phẩm của đạo Tin lành, lén lút tuyên truyền cho bạn bè, người thân, thậm chí có đối tượng công khai hoạt động truyền đạo, học đạo thông qua mạng internet ngày càng phổ biến rộng nên tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp.

Các tổ chức tôn giáo, cá nhân người nước ngoài tăng cường hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham gia các lĩnh vực y tế, giáo dục, qua đó để củng cố tổ chức, truyền bá đức tin vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số gây nhiều khó khăn, áp lực đối với chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Sự gia tăng số lượng lớn các "hiện tượng tôn giáo mới”, "điểm”, "nhóm” mang tính chất tôn giáo ngày càng phát triển dưới các hình thức kinh doanh, khuyến mại du lịch, hội thảo chuyên đề y tế, sức khỏe, gia đình... để truyền giáo, lôi kéo tín đồ.

Một trong những khó khăn nữa là tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo từ T.Ư tới cơ sở ngày càng thu gọn, tinh giản, cán bộ làm công tác tôn giáo ít được đào tạo chuyên môn, chuyên ngành, không thu hút được cán bộ, công chức, viên chức vào làm công tác tôn giáo. Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức về công tác tôn giáo hạn chế, chưa xác định rõ nhiệm vụ công tác tôn giáo, chưa quan tâm thường xuyên đến công tác tôn giáo. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, việc kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ đặt ra. Công tác nắm tình hình, dự báo tình hình hoạt động của các tôn giáo chưa được tiến hành thường xuyên, chủ động, kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo để giải quyết các vấn đề tôn giáo có lúc, có nơi còn cứng nhắc, chưa chủ động, trông chờ vào một số cơ quan như nội vụ, công an.

 Đồng chí Ngô Xuân Thu, Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) cho biết: Để đáp ứng nhiệm vụ công tác quản lý tôn giáo trong thời gian tới, ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn các cơ quan làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý Nhà nước và công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở. Kịp thời chỉ đạo giải quyết các vụ việc phát sinh, không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp liên quan đến tôn giáo. Thực hiện tốt các chương trình, dự án của T.Ư đầu tư vào địa bàn, từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc. Chú trọng xây dựng lực lượng cốt cán trong các tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín để tranh thủ sự ủng hộ trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Việt Lâm


Các tin khác


Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục