(HBĐT) - Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo phong tục cổ truyền của người Việt, các gia đình thực hiện nghi lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Thời gian qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến đời sống, dân sinh nhưng thị trường mua sắm lễ tại các chợ ở TP Hòa Bình vẫn khá sôi động. Đồ lễ các gia đình thường mua sắm là túi vàng mã gồm 3 bộ mũ, áo, giày và 3 con cá chép. Nhiều gia đình mua cá chép sống về cúng, sau đó đưa đi phóng sinh. Ngoài ra, thường đồ lễ còn có hoa quả, trầu cau và lễ mặn như thịt lợn, giò, xôi, gà.


Người dân phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) mang xô khi đi thả cá xuống sông Đà.

Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào thứ Ba, ngày 25/1 dương lịch, một số gia đình đã tranh thủ ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật để đi mua sắm và cúng lễ trước. Nhiều người chọn mua đồ lễ vào chiều 22 tháng Chạp để sáng 23 làm lễ sớm và thả cá, hóa vàng trước 12 giờ trưa cho ông Công ông Táo kịp về chầu trời. Tại chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình), chiều 22 và sáng 23 tháng Chạp, các quầy hàng vàng mã, cá chép sống tấp nập người mua. Chị Lê Thị Hường, tiểu thương bán vàng mã, cá chép tại chợ Nghĩa Phương cho biết: Đối với hàng mã, giá bán cơ bản như năm ngoái, dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/bộ. Cá chép giá nhích cao hơn so với năm ngoái, giá từ 20.000 - 50.000 cho 3 con tùy loại to, nhỏ. Đại đa số người dân khi đi mua sắm chấp hành tốt việc đeo khẩu trang. Cũng có trường hợp không đeo khẩu trang hoặc đeo chưa đúng cách, tôi nhắc nhở.

Hoa quả phục vụ mua sắm lễ ông Công ông Táo phong phú, hàng hóa dồi dào, như thanh long, táo, dưa hấu, cam, quýt, nho, xoài, dưa hấu, hồng xiêm, phật thủ…,giá cũng tăng hơn so với ngày thường. Một số gia đình đơn giản chỉ chọn một loại quả để thắp hương cùng 1 lọ hoa như cúc, hồng, lay ơn... Nhưng nhiều người cũng chọn đủ mâm ngũ quả và những quả màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, ấm áp như thanh long, táo đỏ thường được chọn nhiều.

Theo tín ngưỡng của người Việt, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc trong năm vừa qua. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Chính việc báo cáo thật tâm hướng nhiều người sống thiện lương, nhân văn. Đây là một phong tục đẹp nếu người dân có tâm thực hiện mà không nhất thiết phải mua sắm quá cầu kỳ, tốn kém, lãng phí; đồ lễ cúng có thể tùy tâm.

Ông Hoàng Quốc Dân, tổ 6, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) đi mua sắm đồ lễ từ chiều 22 tháng Chạp. Ông cho biết: Năm nào gia đình cũng làm lễ ông Công ông Táo. Khi cúng sẽ báo cáo các việc đã làm được, chưa làm được trong năm như một tổng kết và ước mong về một năm mới an lành, hạnh phúc. Thông qua báo cáo cả việc tốt, chưa tốt, tôi thấy mình và gia đình hướng đến sống tốt hơn.

Sau nghi lễ cúng, người dân hóa vàng và đem cá chép ra sông, ao, hồ, suối để phóng sinh với ý niệm Táo quân sẽ cưỡi cá chép là phương tiện lên chầu trời. Đây cũng là hành động đẹp nếu được thực hiện đúng cách và văn minh, đặc biệt là nêu cao ý thức bảo vệ môi trường. MTTQ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên phường Phương Lâm đã in và treo thông điệp: "Vì một Hòa Bình xanh, sạch, đẹp, thả cá đừng thả túi ni lông” dọc lối mở đi xuống sông Đà. Một số người đã có ý thức thả cá, không thả túi; đựng cá trong các xô, hộp, không sử dụng túi ni lông; có người tự nguyện gom, dọn ni lông vương vãi bờ sông Đà. Tuy nhiên, dọc hai bên bờ sông Đà vẫn còn những hành động chưa đẹp như thả cá vứt cả túi ni lông xuống sông hoặc vứt bừa bãi trên bờ; vứt các đồ đạc khó tiêu thủy như sành sứ, bàn, đồ lễ bằng nhựa xuống sông nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Những hành động này cần phải thay đổi để ngày ông Công ông Táo thực sự ý nghĩa. 


Cẩm Lệ

Các tin khác


Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) bình quân giảm từ 2,5 - 3%/năm; 14/33 xã đặc biệt khó khăn cán đích nông thôn mới; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống được đầu tư; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... đó là những kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nối truyền thống "Ba đảm đang”

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ các dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng luôn có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối ngọn lửa "Đội quân tóc dài”, truyền thống "Ba đảm đang”, trong giai đoạn mới, các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng xây dựng hình ảnh người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” trao 200 xe đạp cho học sinh huyện Đà Bắc

Sáng 27/4, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện "Cùng em đến trường” dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục