(HBĐT) - Mùa xuân là mùa của các lễ hội. Mỗi dịp đầu xuân, người dân lại nô nức trẩy hội, đến các đền, chùa, điểm di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch. Du xuân, đi lễ đền, chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống gắn với tín ngưỡng của người Việt. Hàng năm, sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Việc tổ chức lễ hội không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa, mà còn tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch.


Nhộn nhịp dịch vụ đổi tiền lẻ trước cửa đền Thượng Bồng Lai (Cao Phong) dịp đầu xuân.

Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các lễ hội chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội để tránh tập trung đông người. Với chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, người dân vẫn du xuân, đi lễ. Các điểm du lịch tâm linh như đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Thượng Bồng Lai (Cao Phong), chùa Hòa Bình Phật Quang (TP Hòa Bình)… vẫn mở cửa đón khách nhưng chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh. Tĩnh tâm nơi cửa đền, chùa, du khách mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong nămmới. Vừa thăm quan, vãn cảnh, vừa ước nguyện, tìm sự thư thái cho tâm hồn để vững tâm bắt đầu một năm lao động, sản xuất, làm việc. Đó chẳng như nét đẹp văn hóa, điểm tựa tinh thần!

Ấy vậy nhưng vẫn còn những "hạt sạn” tại các điểm du lịch tâm linh. Ai cũng chắp tay vái cầu sức khỏe, bình an nhưng không phải ai cũng chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Có người vẫn không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách. Giữa chốn đông người vậy chẳng phải đang gieo rắc nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác, trái với điều mình và mọi người đang khấn cầu? Các điểm dịch vụ ăn uống không thiếu xúc xích nướng, xoài dầm… nhưng không tủ che đậy, các bàn ăn cũng chẳng có vách ngăn phòng dịch và thực khách vẫn ngồi cạnh nhau ăn uống. Rồi việc nhét vài đồng tiền lẻ vào các khe cửa, tượng thờ như thể "hối lộ” các thánh thần ban cho cái nọ, cái kia mà không được thu gom kịp thời, gây phản cảm. Hành động như vậy nên các điểm dịch vụ đổi tiền lẻ nơi cửa đền khá nhộn nhịp. Các đền, chùa đã có hòm công đức, bố trí người ghi công đức để người đi lễ tỏ lòng đóng góp, nhưng hòm công đức cũng xuất hiện khá "dày”. Bốc quẻ, xem tướng số, khấn thuê mang tính chất mê tín dị đoan vẫn diễn ra.

Mặc dù các đền, chùa thông báo không thắp hương để đảm bảo an toàn phòng cháy, nhưng có người vẫn biện hộ để đốt hương nghi ngút gài trong bàn lễ có chất dễ cháy như vàng mã và đặt mâm lễ cạnh tượng thờ. Đền, chùa, tượng hầu hết đều được làm bằng gỗ nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng dễ bị "thần lửa” ghé thăm. Trong giáo lý nhà Phật, không ghi đốt vàng mã là thành tâm nhưng không ít người vẫn hóa vàng ngựa lớn, thuyền to… cháy ngùn ngụt, tốn kém. Thay cho thói quen chi tiền vào vàng mã và lễ vật thì nhà Phật khuyên nên làm những việc thiện sẽ tích đức.

Nhiều người nô nức đi lễ nhưng không phải ai cũng biết cách hành lễ sao cho đúng. Đền thờ Thánh, những người có công với quê hương đất nước, chùa là nơi thờ Phật. Người đi lễ nên tìm hiểu về nơi mình đến và hành lễ văn minh, trang nghiêm, từ trang phục đến cử chỉ, lời nói. Ở nơi tôn nghiêm lại vẫn xuất hiện một số nữ nhân mặc váy, quần ngắn, khiến người khác phải ái ngại.

Hỏi rằng, mùa lễ hội năm nay đã an toàn, văn minh? Hẳn nhiều người trả lời đã có sự thích ứng linh hoạt trong trạng thái bình thường mới và có nhiều cố gắng, đổi mới để tạo hình ảnh đẹp, nhưng vẫn chưa thực sự trọn vẹn. Còn đó những băn khoăn về thống nhất giá vé gửi xe, quản lý những trò chơi ăn may có thưởng, nâng cấp cảng, bến cho thuận lợi… Những điều trên cần xem xét, nhìn nhận để chuyến du xuân đầu năm thực sự an toàn, ý nghĩa và văn minh. Điều này chỉ có thể đạt được khi có sự đồng thuận, chung sức vào cuộc của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, chủ cơ sở thờ tự, ban quản lý di tích, các cảng, bến và chính những du khách.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền cho khách

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đề nghị khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập vào đường link lạ khi nhận được các tin nhắn mạo danh ngành điện.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Yên Thủy

Ngày 4/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Thủy. 

Tri ân anh hùng, liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.

Gần 2.000 trẻ em được khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí

Ngày 3/5, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E, UBND huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức chương trình khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí cho trẻ em từ 0 - 16 tuổi trên địa bàn hai xã Cao Sơn, xã Mường Chiềng.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục