Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách trong thực tiễn, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, theo đó cơ bản đã giải quyết được những bất cập, hạn chế thời gian qua.


Đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội 

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng, thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về nhà ở đã ngày càng được hoàn thiện. Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở trong đó có công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp như các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp...

Với các chính sách đã ban hành, đến nay, cả nước đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội, với quy mô khoảng 147.000 căn hộ (khoảng 7,35 triệu m2 sàn); đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ (tương đương khoảng 18,58 triệu m2 sàn). Kết quả phát triển nhà ở xã hội mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình có điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở.


Việc cải tạo chung cư là một trong những nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội của ngành Xây dựng. Ảnh: TTXVN.

Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp...

Bộ Xây dựng đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quy mô dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật đầu tư và pháp luật đấu thầu, tại Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; trình tự, thủ tục đăng ký mua, thuê, thuê mua; xét duyệt đối tượng... đảm bảo dễ dàng, rút ngắn thủ tục hành chính, đảm bảo sự chính xác, công bằng.

Ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Trong đó, có giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo xây dựng lại chung cư. Đơn cử như gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho các cá nhân vay mua, thuê mua và cải tạo nhà ở với lãi suất ưu đãi 4,8%/năm; gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư, thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại với quy mô khoảng 40 nghìn tỷ đồng cấp bù lãi suất.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Xây dựng đã khẩn trương xây dựng và ban hành chương trình hành động; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP đối với những nhiệm vụ của Ngân hàng; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo Nghị định hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Mặt khác, Bộ Xây dựng có văn bản đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết 11 đối với lĩnh vực nhà ở. Trong đó, tập trung rà soát nhu cầu, chương trình – kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, tình hình triển khai các dự án nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ; nhu cầu vay vốn ưu đãi (nếu có) của chủ đầu tư các dự án; đồng thời, thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc, đôn đốc các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở xã hội, nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thúc đẩy các địa phương phát triển nhà ở xã hội

Để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, đúng mục tiêu, Chính phủ yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đặc biệt quan tâm phát triển mô hình nhà ở xã hội, hỗ trợ hàng trăm nghìn công nhân lao động, người thu nhập thấp… có mái ấm để an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống; đồng thời, triển khai mạnh mẽ các giải pháp đồng bộ để tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân, người lao động, trên cơ sở kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa người dân - Nhà nước - doanh nghiệp trong phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình và điều kiện; phát huy các các kinh nghiệm tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển nhà ở xã hội để nhân rộng trong cả nước.

Qua tìm hiểu tại các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nam... cho thấy, hầu hết các địa phương đều quan tâm tới phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và đang tích cực triển khai Nghị quyết 11/CP của Chính phủ. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã khởi công 7 dự án, với tổng số khoảng 23.965 căn, trong đó, nhà ở xã hội 5 dự án quy mô 20.765 căn. Ngày trong thnags 4/2022, các tỉnh Hà Nam, TP Hà Nội dự kiến sẽ khởi công 3 dự án nhà ở xã hội...

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 11/CP, Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ công tác do Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh làm Tổ trưởng, đảm nhận việc triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; kiểm tra, giám sát việc việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội, bao gồm nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã có công văn đề nghị các địa phương kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập; đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh nhà ở xã hội nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là việc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại các địa phương và việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm xác định các trường hợp không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. 

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục