Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.


Đại tá Bành Văn Đởm (sinh năm 1930, ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng) đã tham gia hoạt động cách mạng và sau này trở thành một chiến sĩ Công an nhân dân. Ảnh: TTXVN phát

Dự thảo nêu rõ đối tượng áp dụng bao là: Cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg; Các đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ CAND; Các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg không thuộc đối tượng áp dụng thực hiện Thông tư này.

Chế độ trợ cấp hàng tháng

Theo dự thảo, cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg thuộc một trong các trường hợp sau, được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng:

Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong CAND

Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Trợ cấp hàng tháng được tính theo số năm công tác thực tế được tính hưởng chế độ; mức hưởng chế độ hàng tháng như sau: 

Đủ 15 năm được trợ cấp 813.614 đồng/người/tháng, sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5%. Cụ thể là: Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 813.614 đồng/người/tháng. Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 854.295 đồng/người/tháng. Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 894.975 đồng/người/tháng. Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 935.656 đồng/người/tháng. Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 976.337 đồng/người/tháng.

Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp hàng tháng cũng được điều chỉnh tương ứng.

Cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng thì thân nhân của người từ trần (gồm: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (chi trả một lần), tính đến tháng năm từ trần. Người tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.

Chế độ trợ cấp một lần

Cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg thuộc một trong các trường hợp sau, được hưởng chế độ trợ cấp một lần:

Có dưới 15 năm công tác trong CAND.

Có dưới 15 năm công tác trong Công an nhân dân; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tiếp tục công tác ở xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc chế độ hưu trí.

Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

Có dưới 15 năm công tác trong Công an nhân dân; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trợ cấp một lần được tính theo số năm công tác thực tế trong CAND: Từ đủ 2 năm (24 tháng) trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, cứ mỗi năm mức hưởng trợ cấp một lần được cộng thêm 800.000 đồng.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tổng kết Dự án “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình"

Sáng 9/5, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình”. 

Vốn ưu đãi – “bà đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là điểm tựa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu vượt lên đói, nghèo. Huyện có trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những năm qua, không ít hộ dân trong huyện đã vượt lên khó khăn khi được tiếp cận với các chương trình cho vay của NHCSXH.

Huyện Lạc Thủy lan tỏa việc học và làm theo Bác

Qua 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục