(HBĐT) - Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã cận kề, những ngày này, người dân trong tỉnh "chạy đua” với thời gian để hướng tới một cái Tết sum họp, ấm no, đủ đầy...


Để kịp tiêu thụ bưởi Diễn trước Tết, gia đình bà Đinh Thị Linh, xóm Quyết Chiến, xã Tú Lý (Đà Bắc) chủ động cắt bưởi đi bán.

Những ngày hướng tới Tết cổ truyền là khoảng thời gian nhịp sống trở nên hối hả hơn bao giờ hết. Hoạt động giao thương hàng hoá diễn ra khẩn trương, tấp nập hơn mọi ngày. Trước Tết là thời điểm "vàng” để bà con tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khi nhu cầu của thị trường tăng cao. Nếu như thời vụ thu hoạch bưởi đỏ đã kết thúc hơn 1 tháng trước thì từ đầu năm đến nay, các loại cam, bưởi Diễn lại đang ở chính vụ.

Trong 2 năm 2020 - 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản. Dịp Tết năm nay, dịch bệnh được kiểm soát, thị trường đã "ấm” hơn nhiều, tuy nhiên việc tiêu thụ nông sản vẫn gặp khó khăn. Những năm trước, tiêu thụ bưởi Diễn khá thuận lợi đã đem lại số tiền không nhỏ cho gia đình bà Đinh Thị Linh, xóm Quyết Chiến, xã Tú Lý (Đà Bắc) để trang trải dịp Tết. Năm ngoái, tư thương đến thu mua tận vườn nhưng vụ bưởi năm nay, tiêu thụ khó khăn hơn. Để kịp bán xong trước Tết, bà Linh không đợi tư thương hỏi mua mà chủ động cắt bưởi đi bán.

"Năm nay, vườn bưởi gia đình tôi cho thu khoảng 3.000 quả, giá bán 5.000 - 6.000 đồng/quả. Nhưng giáp Tết tiêu thụ khó khăn nên tôi phải đăng bán trên mạng xã hội, thuê xe chở ra tận xã Hiền Lương, Cao Sơn để bán. Không chỉ bưởi mà gà, lợn tiêu thụ cũng chậm, nếu chờ các mối thương lái quen đến mua sợ không kịp bán trước Tết. Do đó, gia đình đã cắt bưởi mang đi bán còn kịp tiêu thụ và có thêm một khoản sắm sửa cho Tết” - bà Linh chia sẻ.

Xác định Tết là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, 2 tuần qua, chị Nguyễn Thị Minh, xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) cũng tranh thủ cắt cam để giao cho khách. Theo chị Minh chia sẻ, những ngày cận Tết, nhiều khách đặt mua cam nên phải cắt cam từ tờ mờ sáng mới đủ hàng giao cho khách. Khách mua chủ yếu là khách quen ở xa nên phải gửi xe khách. "So với những năm trước, giá bán năm nay cơ bản ổn định. Nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết là cao nhất nên phải tranh thủ cắt cam để bán, sau Tết có khi tiêu thụ khó khăn hơn” - chị Minh chia sẻ.

Tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả có múi có lẽ là sôi động nhất trong những ngày gần Tết. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn nuôi như trâu, bò, lợn, gà cũng được bà con khẩn trương tiêu thụ. Qua nắm bắt thực tế cho thấy, mặc dù nhu cầu thực phẩm Tết tăng cao nhưng giá bán các loại gia súc như trâu, bò, lợn không tăng. Như giá lợn hơi, từ năm 2022 đến nay vẫn ở mức trên dưới 50 nghìn đồng/kg. Trên các nhóm facebook của một số xã thuộc vùng sâu Tân Lạc, những ngày này mỗi ngày ghi nhận hàng trăm bài viết đăng bán trâu, bò, lợn. Ngoài ra, nhiều người dân dịp này cũng tranh thủ buôn bán những mặt hàng Tết để có thêm thu nhập.

Thời điểm này ai cũng bận rộn nhưng thợ cắt tóc có lẽ thuộc diện bận nhất. Anh Tuấn, chủ một hiệu cắt tóc ở phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) khoảng chục ngày nay phải làm việc hết công suất. Sau hơn 1 tuần làm việc cật lực anh tỏ ra khá mệt mỏi. "Ngày bình thường mỗi ngày tôi cắt tóc cho khoảng 15 người là vừa sức. Nghề này trông có vẻ nhàn nhưng có những nỗi vất vả riêng vì phải đứng làm việc và tập trung cao độ. Trong dịp Tết nhu cầu tăng cao, một ngày cắt tóc cho vài chục người nên nhiều lúc cảm thấy đầu óc bị căng thẳng, lưng và chân mỏi nhừ. Nhưng đây là thời điểm chúng tôi có thu nhập cao nhất trong năm nên phải cố gắng. Cố làm đến ngày 27 Tết cả nhà mới về quê nội đón Tết” - anh Tuấn chia sẻ.

Tết Nguyên đán đã cận kề, ai cũng mong muốn có một cái Tết được đoàn viên, đủ đầy. Do đó, tất cả đều căng mình chạy đua với thời gian, cố gắng hoàn thành công việc để kịp đón Tết Quý Mão 2023.


Viết Đào


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục