Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) vì sức khỏe gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kim Bôi đã triển khai xây dựng mô hình "Phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khoẻ gia đình” với hình thức góp quỹ xoay vòng mua BHYT cho hội viên. Qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT, chung tay với ngành BHXH hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT trên địa bàn huyện.


Hội Liên hiệp phụ nữ xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) trao thẻ bảo hiểm y tế cho gia đình chị Nguyễn Thị Hương, chi hội phụ nữ xóm Mư.

Chị Nguyễn Thị Hương, chi hội phụ nữ xóm Mư, xã Mỵ Hoà là lao động tự do, nguồn thu nhập chủ yếu từ làm nông nghiệp và làm thêm nghề phụ lúc nông nhàn. Với thu nhập bấp bênh, chưa bao giờ chị nghĩ có số tiền vài triệu đồng mua thẻ BHYT để chăm lo sức khoẻ cho cả gia đình. Chị Hương chia sẻ: Sau khi được tuyên truyền tham gia vào mô hình "Phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khoẻ gia đình” tại chi hội, mỗi tháng tôi tiết kiệm góp 500 nghìn đồng vào quỹ xoay vòng mua BHYT. Từ nguồn quỹ này đã giúp cả 4 thành viên trong gia đình tôi đều có thẻ BHYT. 

Năm 2022, sau khi xã Mỵ Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hội viên tham gia BHYT giảm còn 70%. Từ tháng 7/2023, Hội LHPN xã đã thành lập mô hình "Phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khoẻ gia đình” do Hội LHPN huyện Kim Bôi phát động. Đến nay, Hội LHPN xã đã vận động xây dựng được 11 tổ tiết kiệm và mua được 653 thẻ BHYT cho hội viên. Đồng chí Bùi Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN xã Mỵ Hòa cho biết: BHYT rất cần thiết khi ốm đau nhưng không phải hội viên nào cũng mua được cho cả gia đình. Từ khi xây dựng mô hình, mỗi tháng chị em tiết kiệm 500 nghìn đồng, luân phiên trong các hội viên giúp chị em có thể mua được BHYT cho cả gia đình. Đôi khi vì hoàn cảnh khó khăn, chị em không đủ tiền mua BHYT thì mỗi người góp một ít. Nhận thấy hiệu quả, ý nghĩa thiết thực của mô hình nên chị em tích cực tham gia.

Hội LHPN huyện Kim Bôi hiện có trên 20 nghìn hội viên, phụ nữ, sinh hoạt ở 18 cơ sở hội. Trong những năm qua, thực hiện phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2023, toàn huyện có 6 xã về đích nông thôn mới. Các xã về đích nông thôn mới sẽ không được hỗ trợ mua BHYT, vì vậy số hội viên có điều kiện tham gia BHYT chiếm tỷ lệ thấp. Xuất phát từ thực tế địa phương, Hội LHPN huyện đã tuyên tuyền, vận động hội viên góp quỹ xoay vòng mua BHYT. Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi cho biết: Đến nay, toàn huyện đã thành lập được 4 mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe gia đình". Với tổng số tiền tiết kiệm được trên 200 triệu đồng đã mua 800 thẻ BHYT cho 350 hộ hội viên. Không chỉ tiết kiệm hỗ trợ nhau mua BHYT, tham gia mô hình thành viên còn được phổ biến các hoạt động của hội, kiến thức về xây dựng gia đình, chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con, phát triển kinh tế gia đình... Qua đó thêm gắn kết giữa các thành viên, tạo sự tin tưởng của hội viên, phụ nữ với tổ chức Hội.

Mô hình phụ nữ tiết kiệm mua BHYT là cách làm hay, có ý nghĩa thiết thực trong chăm sóc sức khỏe cho hội viên, phụ nữ. Từ đây, nhiều chị em có thêm điều kiện để chăm sóc sức khỏe, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Thời gian tới, Hội LHPN huyện   Kim Bôi tiếp tục lan toả, nhân rộng mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe gia đình", góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ BHYT toàn dân.



Bùi Thoa
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)

Các tin khác


Tổng kết Dự án “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình"

Sáng 9/5, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình”. 

Vốn ưu đãi – “bà đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là điểm tựa cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu vượt lên đói, nghèo. Huyện có trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những năm qua, không ít hộ dân trong huyện đã vượt lên khó khăn khi được tiếp cận với các chương trình cho vay của NHCSXH.

Huyện Lạc Thủy lan tỏa việc học và làm theo Bác

Qua 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục