Trong những năm qua, các cấp, các ngành huyện Tân Lạc bằng những việc làm thiết thực đã tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật (NKT). Từ đó NKT được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.


Anh Trần Văn Cảnh, khu An Thịnh, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), thuộc đối tượng người khuyết tật nặng giúp vợ chăm sóc con.

Thăm gia đình anh Trần Văn Cảnh, khu An Thịnh, thị trấn Mãn Đức, ấn tượng đầu tiên về anh là người hiền lành, chịu thương chịu khó, năng động. Anh là 1 trong 959 NKT nặng của huyện nhưng chưa bao giờ tự ti về khiếm khuyết của bản thân. Thay vào đó, anh luôn lạc quan sống với suy nghĩ "Mình phải thay đổi số phận, mình còn cái gì thì sẽ lao động bằng cái đó, lưng tuy gù, đi lại hơi khó khăn nhưng vẫn còn bước được, vậy thì phải nỗ lực bước đi”. Anh Cảnh chia sẻ: Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng, nguồn thu nhập chính của gia đình từ sửa chữa điện thoại di động, mặc dù đi lại, làm việc khó khăn, nhưng vì vợ con, vì cuộc sống, tôi luôn hứa với bản thân là cố gắng hết sức làm việc để có thêm thu nhập cho gia đình.

Còn với em Bùi Thị Thoa, xóm Bin, xã Tử Nê không được may mắn như anh Cảnh, khi 1 tuổi Thoa bị một trận co giật dẫn đến miệng méo, chân tay co rút. Di chứng cơn bạo bệnh đã làm cho cơ và xương khớp chân bị teo, bại liệt từ đó. Năm nay ngoài 20 tuổi nhưng Thoa vẫn ngây ngô như một đứa trẻ. Cha lại mất sớm, mọi gánh nặng đều đổ dồn lên vai người mẹ đã ở tuổi xế chiều. Bà Bùi Thị Sy, mẹ Thoa tâm sự: Lúc mới sinh cháu khỏe mạnh bình thường. Thoa là con gái thứ 2 của gia đình tôi, trên cháu còn 1 anh trai. Năm nay tôi đã ngoài 60 tuổi, mọi sinh hoạt hàng ngày của con do một tay tôi chăm sóc. Có hôm đi làm đồng về mệt, cộng thêm sức khỏe ngày một yếu đi tôi không bế được con nữa. Con trai đi làm công ty xa nhà, mọi công việc mình tôi lo nên vất vả lắm.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Tân Lạc có 1.425 NKT, trong đó có 959 NKT nặng, 466 NKT đặc biệt nặng, hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí trên 976 triệu đồng. Những năm qua, thực hiện chính sách đối với NKT, UBND huyện thường xuyên, kịp thời kiểm tra, rà soát việc thực hiện chính sách cho NKT, gia đình có NKT nhằm động viên, khích lệ các đối tượng vươn lên hoà nhập cộng đồng. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện chủ động phối hợp các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chăm sóc tốt nhất cho NKT, đặc biệt là thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NKT.

Để giúp đỡ NKT vững vàng vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động, như kêu gọi, vận động các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đóng góp quỹ. Từ nguồn lực vận động cùng ngân sách nhà nước, vào các dịp lễ, Tết, UBND huyện phối hợp các ngành thăm khám, cấp thuốc miễn phí, trao các suất quà cho NKT, trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng chí Phạm Tiến Bình, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Là cơ quan thường trực, chúng tôi thường xuyên hướng dẫn các xã nắm bắt tình hình và triển khai xác định mức độ khuyết tật đối với những NKT, từ đó làm cơ sở thực hiện các chính sách trợ cấp hàng tháng đối với NKT nặng và NKT đặc biệt nặng, cũng là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị khác có những chính sách hỗ trợ đối với NKT. Tham mưu UBND huyện ban hành văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn căn cứ tình hình thực tế để tổ chức các hoạt động phù hợp hướng đến NKT, như tổ chức tặng quà cho NKT nhân các ngày lễ lớn, kỷ niệm ngày NKT Việt Nam (18/4), Tết Nguyên đán…

Việc quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ NKT không chỉ là hành động nhân ái mà còn là trách nhiệm của Nhà nước, của gia đình và cộng đồng xã hội để phần nào vơi đi những nỗi đau về thể xác và tinh thần. Trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục dành những chính sách ưu đãi để giúp đỡ, hỗ trợ NKT, đồng thời kêu gọi các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội mở rộng vòng tay nhân ái, chung tay giúp đỡ NKT, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp NKT tự tin hòa nhập với cộng đồng.


Mai Chinh

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)


Các tin khác


Cập nhật tình hình sức khỏe 3 nạn nhân trong vụ cháy trên phố Trung Kính

Trong số 3 nạn nhân vụ cháy tại phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, nạn nhân cao tuổi là chủ nhà vẫn trong tình trạng nặng, đang phải điều trị tích cực.

Để trẻ em có mùa hè bổ ích, an toàn

Cứ vào dịp nghỉ hè, trẻ em đứng trước nguy cơ thường trực về đuối nước và các loại tai nạn thương tích (TNTT). Thực tế trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều vụ đuối nước thương tâm, tai nạn giao thông, bỏng, giật điện, ngộ độc… mà nhiều nạn nhân ở độ tuổi học sinh. TNTT xảy ra ở trẻ em có thể trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời trẻ cũng như để lại nỗi xót xa, day dứt đeo đẳng với các bậc phụ huynh.

Vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội: Còn 3 nạn nhân chưa xác định được danh tính

Tiếp tục thông tin về vụ cháy làm 14 người tử vong xảy ra lúc 0 giờ 46 phút, ngày 24/5, tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), cuối giờ chiều cùng ngày, Công an thành phố Hà Nội cho biết hiện còn 3/14 nạn nhân chưa xác định được danh tính.

Vui Tết thiếu nhi cùng bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 cho 100 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục