Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh chú trọng công tác tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) đối với người chấp hành xong án phạt tù. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình THNCĐ có ý nghĩa quan trọng, mang tính xã hội và nhân văn cao, giúp người từng lầm lỡ an tâm ổn định cuộc sống, hạn chế tái phạm tội.


Vừa qua, UBND tỉnh tổ chức chương trình giao lưu, nghệ thuật "Lan tỏa niềm tin hòa nhập cuộc sống". 

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, công tác THNCĐ đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Các ban, ngành, đoàn thể và lực lượng Công an cơ sở thường xuyên động viên, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù vượt qua mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Cộng đồng xã hội dần xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong án phạt tù; đã xuất hiện nhiều cá nhân THNCĐ tiêu biểu; nhiều mô hình, cách làm hay được lan tỏa trên địa bàn tỉnh.

Các mô hình đã có sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND cấp xã, phát huy tốt vai trò của các ban, ngành và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) cấp xã trong công tác THNCĐ, phục vụ đắc lực công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù THNCĐ, phòng chống tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Ông Bùi Công Nhị, Chủ tịch MTTQ xã Yên Trị (Yên Thuỷ) cho biết: Xuất phát từ thực tế người chấp hành xong án phạt tù về địa phương sinh sống gặp nhiều khó khăn do rào cản tâm lý, mặc cảm, tự ti. Bên cạnh đó nhiều người xung quanh họ có thái độ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử; phần lớn họ trở về không có việc làm ổn định, một số không tiếp cận được với nguồn vốn để học nghề, sản xuất, kinh doanh… Thấy được điều đó, Công an xã đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương, cụ thể là MTTQ xã xây dựng mô hình "Công an xã và MTTQ xã Yên Trị giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù THNCĐ phát triển kinh tế”, qua đó đã giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương. Đồng thời cảm hoá, giúp đỡ được nhiều người làm lỗi THNCĐ, đặc biệt trong việc kết nối cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn làm ăn, tìm kiếm việc làm.

Người chấp hành xong bản án dần xóa bỏ mặc cảm, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống; cộng đồng xã hội dần xóa bỏ thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với họ khi trở về địa phương cư trú. Trên hành trình hoàn lương của những người từng lầm lỗi luôn có sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là huy động sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành tham gia giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù THNCĐ. Việc xây dựng mô hình về THNCĐ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các mô hình góp phần quan trọng trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong bản án hòa nhập cuộc sống. Có thể kể đến các mô hình: "Giúp đỡ người lầm lỗi THNCĐ” của Công an xã Lâm Sơn (Lương Sơn); "Công an xã và MTTQ xã Yên Trị giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù THNCĐ phát triển kinh tế”; "Hướng dẫn, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù THNCĐ” do Hội CCB và Công an phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) triển khai; Câu lạc bộ "Thắp sáng niềm tin - hoà nhập cộng đồng” của Công an xã Quyết Thắng (Lạc Sơn)… Thông qua các mô hình đã cảm hóa, hỗ trợ vay vốn học nghề, sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người THNCĐ giúp họ có thu nhập ổn định, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Anh Nguyễn Mạnh Th, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) chia sẻ: Là người từng lầm lỗi nên tôi thấu hiểu khó khăn, thử thách của những người cùng cảnh ngộ khi trở về với cộng đồng xã hội. Sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tôi nhận được sự động viên của gia đình, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể và lực lượng Công an phường thường xuyên động viên, giúp đỡ. Từ đó tôi đã vượt qua mặc cảm, phấn đấu vươn lên, tập trung phát triển kinh tế, quyết tâm làm lại cuộc đời. 

Sai lầm trong quá khứ giúp những người từng lầm lỗi nhận ra chỉ cần có đủ tự tin và nghị lực để bước tiếp, cơ hội sẽ luôn đủ chỗ cho họ. Nghị lực, thành công của họ và những mô hình, cách làm hay trong công tác THNCĐ sẽ tiếp tục được lan tỏa nhờ sự chung tay của cộng đồng xã hội để truyền cảm hứng và động lực cho những người lầm lỡ vươn lên làm lại cuộc đời. 


Đỗ Hà

Các tin khác


Hơn 70 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Lương Sơn được tuyên truyền kiến thức về tài chính, ngân hàng

Ngày 30/10, tại huyện Lương Sơn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hoà Bình phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền kiến thức về tài chính, ngân hàng cho cán bộ, hội viên phụ nữ. 

Huyện Đà Bắc: Phân luồng giao thông thi công đường ngã ba Ênh - Yên Hoà

UBND huyện Đà Bắc vừa ban hành Công văn số 147/TB-UBND về việc phân luồng giao thông phục vụ thi công công trình cải tạo, sửa chữa đường huyện (ĐH.34) từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh đi xã Yên Hòa.

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Lạc Sơn nhiệm kỳ 2024-2029          

Ngày 30/10, Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT huyện nhiệm kỳ 2024-2029, với 105 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 19.000 hội viên trên địa bàn tham dự. 

Đại hội Hội Người cao tuổi huyện Mai Châu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày (29 – 30/10), Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Mai Châu tổ chức đại hội Hội NCT huyện lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Huyện Cao Phong đẩy mạnh đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử

Thời gian qua, các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Cao Phong đã ứng dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; đảm bảo đăng ký đầy đủ, đúng quy định pháp luật hộ tịch, các sự kiện hộ tịch; đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Thành phố Hòa Bình: Hội thi "Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em"

Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hòa Bình vừa tổ chức Hội thi "Tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em" năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục