Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tại Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, năm 2024. Hội nghị được Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (PCTT) - Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 22/11 tại thành phố Hòa Bình.


Các đại biểu tham dự hội nghị.

Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và PCTT. Tham dự có hơn 460 đại biểu đến từ một số bộ, ngành; các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT; đại diện lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND cấp huyện thuộc 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nhìn lại diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3 vừa qua; đánh giá thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn; vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều và PCTT. Từ đó, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác PCTT và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa, lũ, bão hàng năm.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hội nghị có ý nghĩa thiết thực, chia sẻ những thông tin hữu ích đối với các tỉnh, thành phố có đê, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lớn do hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt, các tuyến đê cấp III trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc điều tiết xả lũ Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Vì thế, tỉnh Hòa Bình luôn xác định công tác PCTT và hộ đê là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm, trong đó, chú trọng vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Năm 2024, thiên tai ở nước ta xảy ra khốc liệt với nhiều loại hình cực đoan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội. Thống kê đến nay, thiên tai đã làm 513 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 84.900 tỷ đồng, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây tổng thiệt hại trên 81.700 tỷ đồng. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, quá trình thực hiện công tác ứng phó với bão số 3 cho thấy nhiều vấn đề. Trong đó, cần tính toán lại mực nước báo động của các tuyến sông có đê, việc xử lý sự cố đê điều mang tính hệ thống và cần quan tâm đầu tư thỏa đáng hơn đối với hệ thống đê điều. Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong chỉ đạo công tác PCTT và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện cùng các cơ quan chuyên môn của các tỉnh, thành phố quan tâm triển khai thực hiện 8 nội dung trọng tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều và ứng phó PCTT. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo quy định của Luật Đê điều, Luật PCTT và các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Đồng chí Thứ trưởng cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung huy động nguồn lực để sớm sửa chữa, khắc phục các sự cố, hư hỏng của hệ thống đê điều do đợt lũ vừa qua, phấn đấu hoàn thành trước mùa mưa lũ năm 2025.


Khánh An

Các tin khác


Xã Phú Nghĩa quyết tâm “về đích” tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân

Theo kế hoạch của giai đoạn, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm nay. Một trong những tiêu chí thuộc lĩnh vực y tế bắt buộc phải hoàn thành là tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt từ 95% trở lên.

Kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình

Sáng 21/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra hiện trường và nghe báo cáo tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) thành phố Hòa Bình. 

Bảo hiểm xã hội huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Trong 9 tháng năm 2024, mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, một bộ phận lao động nghỉ do không có việc làm đã phần nào ảnh hưởng đến đời sống nhân dân…, dẫn đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn gặp những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT huyện luôn chủ động tham mưu, đề xuất Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo triển khai cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, tỉnh liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, cũng như chỉ đạo triển khai thực hiện các nghị quyết, kế hoạch về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT, BHTN; tăng cường công tác phòng, chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trên địa bàn huyện… Qua đó, trong 9 tháng, số thu BHXH, BHYT, BHTN đạt 78,70% kế hoạch BHXH tỉnh giao, tăng 13.333 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Huyện Kim Bôi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và ưu tiên hàng đầu công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã huy động, tập trung tối đa các nguồn lực xã hội giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định về nhà ở, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Kiện toàn, củng cố tổ chức Hội Người cao tuổi

Thực hiện Kết luận số 58-KL/TW, ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam, tính đến thời điểm này, 100% huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT. Qua đó hoàn thành mục tiêu kiện toàn, củng cố tổ chức hội tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Hà Nội đầu tư 460 tỷ đồng chống ngập úng cho người dân vùng "rốn lũ"

Hà Nội vừa phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp đê tả Bùi và hữu Đáy trên địa bàn huyện Chương Mỹ với tổng mức đầu tư 460 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục