Khi thấy con chậm nói, không ít bậc phụ huynh nghĩ con bị tự kỷ nhưng khi đi khám thì phát hiện trẻ bị mắc chứng rối loạn ngôn ngữ.
Hình minh họa.
Bé trai 4 tuổi chậm nói do tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử
Bé trai 4 tuổi, được gia đình đưa đến khám vì chậm nói. Bé là con đầu, sinh non ở tuần 36, cân nặng 2,6 kg. Hiện bé sống cùng bố mẹ và ông bà, nhưng phần lớn thời gian ở với ông bà do bố mẹ bận rộn công việc. Gia đình thừa nhận bé tiếp xúc với tivi và điện thoại từ rất sớm, thường xuyên được cho xem các thiết bị này khi ăn, chơi hoặc quấy khóc. Khi được 15 tháng tuổi, bé biết đi nhưng chưa nói được từ nào. Hai tuổi, bé chỉ nói được vài từ đơn, không ghép được từ, vốn từ hạn chế và thường im lặng trong thời gian dài. Đến khi 4 tuổi, bé vẫn nói không rõ nghĩa, thường xuyên sót âm, khó hiểu. Dù bé có thể tương tác với gia đình, chơi đồ chơi, giao tiếp cơ bản như vẫy tay, gật đầu và biết thể hiện cảm xúc khi không được đáp ứng nhu cầu nhưng gia đình vẫn lo lắng vì bé chậm ngôn ngữ hơn so với bạn cùng tuổi.
Vì vậy, gia đình quyết định đưa bé đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán: Bé bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt và cần theo dõi thêm để phân biệt với các tình trạng như rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển tâm thần hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý. Hiện bé đang được trị liệu ngôn ngữ và can thiệp tâm lý, kết hợp hướng dẫn gia đình chăm sóc và quản lý hành vi của bé.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
TS.BS. Vũ Sơn Tùng, Trưởng phòng Sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chậm phát triển ngôn ngữ thường do:
- Bất thường giải phẫu, tổn thương thần kinh.
- Rối loạn phổ tự kỷ, thiếu tương tác gia đình.
- Lạm dụng thiết bị điện tử (trên 2 giờ/ngày ở trẻ 1-3 tuổi).
Các dấu hiệu cảnh báo theo độ tuổi:
0-6 tháng tuổi: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với những người xung quanh. Không nhìn theo hay có bất kỳ phản ứng gì khi được gọi tên. Khi nghe âm thanh từ các đồ vật, trẻ không có phản ứng quay về hướng các đồ vật đó.
6-12 tháng tuổi: Trẻ không hứng thú, không phản ứng khi chơi ú òa hoặc những trò chơi tương tự. Không giao tiếp với mọi người xung quanh bằng từ ngữ, âm thanh, cử chỉ, thậm chí khi trẻ cần giúp đỡ như chỉ tay hoặc vẫy tay tạm biệt, có vấn đề trong việc bắt chước âm thanh.
12-18 tháng tuổi: Trẻ không đáp lại khi được gọi tên hay không có những phản hồi trước các câu hỏi quen thuộc hàng ngày. Trẻ không nói được khoảng vài từ đơn.
2 tuổi: Trẻ không thể nói khoảng 50 từ đơn khác nhau, không thể ghép 2 - 3 từ đơn. Trẻ chỉ có thể lặp lại từ của người khác mà không thể tự nói ra từ mình muốn, không thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản. Trẻ cũng không phản ứng hay đáp lại những yêu cầu, câu hỏi thường ngày.
3 tuổi: Trẻ không thể kết hợp từ thành cụm từ, tạo câu dài như "Mẹ giúp con với", không đáp lại những yêu cầu hay trả lời những câu hỏi dài, không tự đặt câu hỏi, không sử dụng được ít nhất 200 từ, không yêu cầu mọi thứ theo tên.
Hậu quả khi không can thiệp sớm
Hơn 60% trẻ chậm ngôn ngữ không theo kịp bạn cùng lứa, dẫn đến:
- Khó khăn học tập (đọc, viết, toán cao gấp 4-6 lần).
- Tự ti, cô lập xã hội, hạn chế kỹ năng giao tiếp.
- Ảnh hưởng kéo dài đến tuổi trưởng thành.
TS.BS Vũ Sơn Tùng nhấn mạnh: "Can thiệp trước 3 tuổi giúp trẻ cải thiện 25% khả năng học tập, giảm chi phí và tăng cơ hội hòa nhập". Vì vậy, các bậc làm cha mẹ, ông bà cần:
- Hạn chế thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử.
- Tăng tương tác trực tiếp, dạy trẻ qua trò chơi, đọc sách.
- Đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Tất cả trẻ em bị nghi ngờ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ nên được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ trị liệu ngôn ngữ, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chương trình can thiệp sớm tại địa phương để đánh giá chính thức. Liệu pháp ngôn ngữ có hiệu quả đối với các rối loạn ngôn ngữ biểu đạt. Đối với trẻ em đang được điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp do cha mẹ thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng có hiệu quả…
Ca bệnh trên là lời cảnh tỉnh cho các gia đình về tác hại của việc lạm dụng thiết bị điện tử và tầm quan trọng của việc can thiệp sớm. Chủ động theo dõi và hỗ trợ kịp thời không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng hơn.
Theo Vtv.vn
Ngày 19/2, Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng và ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 7.000 nhân sự chịu tác động khi sắp xếp bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp…
Những năm qua, Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi đã nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới, cải cách và ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo hiểm xã hội.
Ngày 16/2, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất, năm 2025, đại diện cho 18 triệu công nhân lao động trên cả nước.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc số hóa các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. Chung sức tham gia chuyển đổi số, bảo tồn, gìn giữ và quảng bá những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương.
Hiện nay, tỉnh Hoà Bình có 11 làng nghề truyền thống (LNTT) được công nhận theo quy định. Những làng nghề này đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.