(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Vinh (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp sáp nhập tài sản thì quyền sở hữu được xác định như thế nào?

Trả lời:

Điều 225, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập như sau:

- Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

+ Quyền khác theo quy định của luật.

- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

+ Quyền khác theo quy định của luật.

- Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

V.H (TH)


Các tin khác


Thời hiệu thi hành bản án hình sự

(HBĐT) - Ông Bùi Xuân Hải (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết bản án hình sự đối với người bị kết án có thời hiệu trong bao lâu?

Quy định về hiệu lực của di chúc

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Thanh (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về hiệu lực của di chúc?

Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Bà Bùi Thu Hoàn (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những cơ sở nào không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Các trường hợp thu hồi nhà, đất là tài sản công

(HBĐT) - Ông Trần Văn Long (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc thu hồi nhà, đất áp dụng với những trường hợp nào khi thực hiện sắp xếp lại tài sản công?

Quy định về xóa án tích

(HBĐT) - Bà Lê Thị Thoa (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết quy định của pháp luật về xóa án tích như thế nào?

Hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí cho người lao động

(HBĐT) - Bà Trần Thị Hà (Mai Châu) hỏi: Đề nghị cho biết hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động cần những giấy tờ gì?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục