Trả lời: Khoản 4, Điều 89, Luật Đất đai năm 2024 quy định việc cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ tiến hành theo trình tự, thủ tục sau:
- Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế (BCC) THĐ, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban; đại diện các cơ quan có chức năng thanh tra, tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định;
- BCC THĐ vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế THĐ lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì BCC THĐ tổ chức thực hiện cưỡng chế;
- BCC THĐ có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì BCC THĐ có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì BCC THĐ phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản;
- BCC THĐ mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế THĐ.
V.H (TH)
Ông Nguyễn Văn Sơn (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong những trường hợp nào?
Bà Nguyễn Thị Loan (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (THĐ) phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện gì?