(HBĐT) - Dự án cải tạo tỉnh lộ 433 từ thành phố Hoà Bình lên thị trấn Đà Bắc được thi công từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, do nguồn vốn phân bổ hạn chế nên tiến độ kéo dài. Chính vì vậy đã làm cho hàng trăm hộ dân tại xã Toàn Sơn (Đà Bắc) nằm trên trục luôn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, nhất là trong những ngày mưa lũ.

Tuyến đường 433 đang thi công đoạn từ TP Hoà Bình đi thị trấn Đà Bắc gây khó khăn cho người dân xã Toàn Sơn mỗi khi mùa mưa bão đến.

 

Trở lại Toàn Sơn sau trận mưa lớn kéo dài vừa qua, cung đường từ thành phố Hoà Bình lên trung tâm huyện Đà Bắc trơn trượt và lầy lội do đất trôi từ trên đồi xuống. Ngay sau cơn bão nhà thầu đã bắt tay ngay vào thi công.

Nhiều điểm, số lượng xe ben đến cả chục chiếc chở đầy đất, đá quay vòng liên tục đưa đất từ những đoạn sạt lở đổ ra taluy âm càng khiến cho cung đường càng trở lên khó khăn với các phương tiện khác đi lại trên tuyến.

 

 Khi được hỏi về những bất cập trong việc tuyến đường thi công chậm dẫn đến ảnh hưởng tới người dân, ông Nguyễn Văn Chiêu, một người dân sinh sống ở xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn cho biết: “Do con đường thi công chậm nên nắng thì bụi mù trời. Người dân đi đâu ra khỏi nhà đeo khẩu trang cũng không lại được bởi bụi đất, mùa mưa tới, đường xá lại trơn như đổ mỡ khiến cho giao thương gặp khá nhiều khó khăn”.

 

Trung tâm xã Toàn Sơn nằm trên trục tỉnh lộ 433, cách thị trấn Đà Bắc chừng 3 km và cách thành phố Hoà Bình gần 10 km. Dẫu vậy, việc đi lại dường như là cả một vấn đề đối với hơn 300 hộ dân 2 xóm Tra và Tân Sơn đang sinh sống tiếp giáp đoạn đường này.

 

Tại đây, thời điểm mùa mưa đến tuyến đường trở lên trơn trượt, thiệt hại đầu tiên là phương tiện vận tải phải dừng hoạt động vì sợ gây tai nạn. Hàng hoá làm ra không bán kịp bởi tư thương ngại đường sá nên không thu mua trong những ngày mưa. 

 

Thêm nữa, có những thời điểm, nhiều hộ bị đất, đá từ con đường đang nâng cấp theo dòng nước lũ đổ xuống gây nguy hiểm phải ra UBND xã ở tạm để đảm bảo an toàn. Cá biệt, trong cơn bão số 3 vừa qua, gia đình anh Triệu Văn Tuân, xóm Tra bị đất, đá từ đoạn đường đang thi công sạt lở xuống vùi lấp ngang nhà buộc chính quyền phải cho di dời đến nơi ở khác.

 

Đất, đá từ đường đổ xuống cũng gây thiệt hại riêng tại xóm Tra trên 3 ha đất nông nghiệp, nhiều diện tích đất không còn khả năng làm nông nghiệp trên đó. Một số ao cá, đường ống nước sinh hoạt của người dân cũng bị đất đá vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn. Không những vậy, giao thông liên xóm bị tắc nghẽn, đi lại hết sức khó khăn.

 

Trao đổi vấn đề này với đồng chí Đinh Thị Huệ, Chủ tịch MTTQ xã Toàn Sơn được biết, đoạn đường 433 hiện đang thi công khiến người dân rất phấn khởi. Mặc dù trong những năm qua có đưa đến khó khăn trong việc đi lại nhưng người dân vẫn chịu đựng được. Tuy nhiên, thực tế người dân không lường hết khó khăn trong trận mưa lớn, nhất là có bão kéo dài. Nhiều thời điểm mưa bão làm đất, đá từ đường 433 đổ về gây thiệt hại rất lớn tới tài sản, hoa màu, đất đai của nhân dân trên địa bàn.

 

Cũng theo đồng chí Đinh Thị Huệ, hiện nay, chính quyền và nhân dân xã Toàn Sơn rất mong các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công nâng cấp đoạn đường này bởi lẽ, cứ mỗi mùa mưa đến, người dân trong xã nói chung lại phải đối mặt với những nguy hiểm khó có thể lường trước. Bất cứ lúc nào, mưa lũ cũng làm sạt lở đất gây ra thiệt hại nặng nê tới tài sản của các hộ dân sinh sống dọc trên tuyến, thậm chí còn có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của nhân dân.

 

                                                                              Hồng Trung

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục