(HBĐT) - Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, huyện Kim Bôi luôn sẵn sàng với công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), phòng chống dông lốc, sét, sạt lở đất trên tinh thần chủ động, ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.


Lực lượng thanh niên xã Đú Sáng (Kim Bôi) thu gom rác, giải phóng các vật cản trên suối, đảm bảo tiêu nước, thoát lũ vào mùa mưa.

Năm 2019, huyện Kim Bôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các địa phương khẩn trương duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông, thuỷ lợi, triển khai các biện pháp PCTT&TKCN. Nhờ đó, thiệt hại về tài sản, hoa màu giảm đáng kể so với năm 2017, 2018. Cụ thể, do ảnh hưởng mưa lớn của cơn bão số 3, số 4, toàn huyện thiệt hại 2 bai tạm bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 8 m kênh mương, 8 trạm bơm điện bị bồi lấp; khối lượng đất, đá bị sạt lở là 500 m3. Về cây trồng, có 40 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó, diện tích mất trắng 4,2 ha, diện tích bị hư hại một phần 35,8 ha; diện tích cây ăn quả bị ngập 0,4 ha. 1 hộ dân ở xã Sào Báy phải di dời do ngập lụt... Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2019 khoảng 752 triệu đồng.

Năm nay, nhằm thực hiện tốt phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính", Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã nhanh chóng kiện toàn, chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai công tác PCTT&TKCN, phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất. Chỉ đạo các xã, thị trấn sẵn sàng huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ”, chủ động ứng phó với thiên tai để bảo vệ tài sản, tính mạng người dân.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục rà soát, xác định khu vực trọng điểm xung yếu để xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho từng khu vực, công trình. Nắm rõ số hộ dân, số nhân khẩu đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm do thiên tai, để xây dựng kế hoạch di dời và biện pháp thực hiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm Luật PCTT. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng. Tổ chức các lực lượng xung kích, sẵn sàng ứng phó, thực hiện chế độ trực ban 24/24h trong mùa mưa bão. Chỉ đạo các địa phương tổ chức khơi thông mương tiêu thoát nước, giải phóng các vật cản trên sông, suối để đảm bảo tiêu nước, thoát lũ nhanh. Đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng chống lũ, đặc biệt là ở các xã có nhiều suối, ao, hồ.

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Để giảm thiểu mức độ thiệt hại của bão lũ, thiên tai, các xã, thị trấn đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, phân công cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên. Hiện, huyện tiếp tục đốc thúc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, nâng cấp 10 công trình bai dâng, 3 hồ chứa, 10 km kênh mương, để hoàn thành đúng tiến độ với tổng kinh phí khoảng 18 tỷ đồng. Bên cạnh việc chủ động nguồn lực, kiểm kê lượng vật tư dự trữ PCTT tại các địa bàn để có phương án, lập kế hoạch bổ sung cho đủ cơ số theo quy định. Huyện đã đề nghị tỉnh xem xét, bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ PCTT, chống hạn như: hồ Nà Khuốc, xã Kim Bôi với tổng kinh phí 3 tỷ đồng; hồ Đồi 1, xã Kim Tiến với kinh phí 2,5 tỷ đồng; nạo vét, sửa chữa trạm bơm Miệu, xã Sào Báy, kinh phí 2 tỷ đồng... Ngoài ra, đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện để sửa chữa kho PCTT và mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, năm nay huyện không tổ chức lễ phát động chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi đợt 1. Thay vào đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động triển khai tại địa bàn, vừa đảm bảo hiệu quả của chiến dịch, vừa đảm bảo các quy định, yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.

Thu Hằng


Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục