Dù không được UBND tỉnh cho phép nhưng UBND TP.Tuy Hòa vẫn "bật đèn xanh” cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Bảo Châu tiêu thụ nội địa cát sau khi nạo vét, khơi thông luồng lạch ở cảng cá Đông Tác.


DNTN Bảo Châu hút cát nhiễm mặn ngoài cửa biển Đà Diễn xuất bán sang nước ngoài vào năm 2017. Ảnh: NHIỆT BĂNG

Việc bán cát biển bất thường này dấy lên câu hỏi: Có hay không "lợi ích nhóm”?

"Qua mặt” UBND tỉnh

Trước đây, để khẩn cấp giải quyết, tạo điều kiện cho tàu thuyền của bà con ngư dân ra vào cảng cá Đông Tác được thuận lợi, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão sắp đến, UBND tỉnh có thông báo số 572 (ngày 25.8.2018), trong đó có giao UBND TP.Tuy Hòa khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện việc nạo vét thông luồng vào cảng cá Đông Tác theo kiến nghị của bà con ngư dân.

Tuy vậy, thông báo này không hề đề cập đến việc tiêu thụ khối lượng cát sau khi nạo vét. Sở NNPTNT có thông báo số 125 (ngày 11.9.2017) đề nghị UBND TP. Tuy Hòa lấy ý kiến Sở Xây dựng để xác định khu vực bãi chứa tạm thời cát sau khi nạo vét cho phù hợp.

Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau, ngày 24.10.2017, UBND TP. Tuy Hòa có thông báo 1006 cho phép DNTN Bảo Châu được tiêu thụ nội địa khối lượng cát đã nạo vét khi chưa được UBND tỉnh cho phép. Ngày 23.2.2018, UBND TP. Tuy Hòa tiếp tục có báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh cho phép thực hiện việc nạo vét luồng lạch tạm thời ra vào cảng cá phường 6 để khẩn cấp giải quyết, tạo điều kiện cho 100 tàu thuyền của ngư dân phường 4, phường 6 đang neo đậu tại cảng cá phường 6.

Qua xem xét, UBND tỉnh ban hành văn bản số 1023 (ngày 5.3.2018), yêu cầu UBND TP. Tuy Hòa khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện việc nạo vét luồng lạch tạm thời ra vào cảng cá phường 6; trước khi triển khai thực hiện việc nạo vét, UBND TP.Tuy Hòa có trách nhiệm làm việc với Sở NNPTNT, Sở TNMT, Sở GTVT, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan để thống nhất vị trí, phạm vi, khối lượng, quy mô nạo vét và bãi tập kết đảm bảo khơi thông luồng lạch.

Nội dung văn bản này cũng không đề cập việc UBND tỉnh Phú Yên đồng ý cho DNTN Bảo Châu được phép tiêu thụ cát sau nạo vét luồng lạch. Vào sáng ngày 25.4.2018, bên ngoài cửa biển Đà Diễn bất ngờ xuất hiện 1 chiếc tàu mang tên Chung Huy 588 chưa rõ mục đích neo đậu.

Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tại Vũng Rô thì căn cứ quy định pháp luật về hàng hải và thông báo số 1006 của UBND TP.Tuy Hòa, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tại Vũng Rô cho phép chiếc tàu trên vào neo đậu để vào "lấy hàng”. Việc đồng ý cho chiếc tàu này xuất hiện để tiếp nhận, vận chuyển cát sau nạo vét đã "qua mặt” UBND tỉnh.

Yêu cầu kiểm điểm,làm rõ sai phạm

Ngay sau khi nắm sự việc, UBND tỉnh Phú Yên đã giao Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tại Vũng Rô chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng yêu cầu tàu Chung Huy 588 rời khỏi hải phận tỉnh Phú Yên trong ngày 26.4.2018.

Theo ông Nguyễn Chí Hiến - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên - tại thông báo số 261 (ngày 26.4) thì mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển của chiếc tàu nêu trên và thiệt hại nếu có thì UBND TP.Tuy Hòa hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và hậu quả xảy ra.

Tại thông báo này, ông Hiến yêu cầu UBND TP.Tuy Hòa chỉ đạo di dời ngay thiết bị nạo vét cát, xà lan chở cát đang tập kết phía bên trong cửa biển Đà Diễn khỏi vị trí đang nạo vét; đồng thời báo cáo giải trình làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra việc tàu hút cát và xà lan chở cát hoạt động vào ngày 25.4.2018.

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, UBND TP.Tuy Hòa không những cho phép DNTN Bảo Châu được tiêu thụ nội địa khối lượng cát đã nạo vét, mà ngày 24.1.2018, cơ quan này còn ban hành văn bản số 282 thống nhất gia hạn cho DNTN Bảo Châu xuất bán tiêu thụ nội địa với khối lượng khoảng 117.199,13m3 cát.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại thông báo số 261, việc này nếu trái với quy định pháp luật và vượt thẩm quyền thì thu hồi, xử lý theo đúng quy định; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh. Được biết, UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị Thường trực Thành ủy Tuy Hòa chỉ đạo UBND TP.Tuy Hòa kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra việc ký văn bản cho phép tiêu thụ cát nội địa trái quy định, vượt thẩm quyền (nếu có) và có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp, thông báo kết quả xử lý cho UBND tỉnh.

Không phải lần đầu tiên sai phạm

Năm 2017, UBND TP.Tuy Hòa "không biết vô tình hay cố ý” để xảy ra việc Ban Quản lý dự án công trình nạo vét Đà Diễn cho phép đơn vị thi công nạo vét đủ khối lượng 319.128m3 (tại thông báo số 1/TB-BQL ngày 9.6.2017) trái với chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Phú Yên. DNTN Bảo Châu là doanh nghiệp tận thu cát nhiễm mặn để bù chi phí nạo vét, xuất bán ra nước ngoài.

Tại văn bản 470 ngày 21.7.2017, UBND tỉnh xác định, Sở NNPTNT thiếu kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện nạo vét luồng tạm thời, không báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện việc nạo vét luồng tạm thời để giải phóng tàu thuyền. UBND tỉnh cũng xác định, việc chỉ đạo của UBND tỉnh đối với UBND TP.Tuy Hòa tại công văn số 1845 (ngày 14.4.2017) là để nạo vét luồng tạm thời giải quyết khẩn cấp tình hình tàu thuyền đang bị mắc kẹt và việc ra vào cảng cá Đông Tác, không phải cho phép hút cát theo dự án nạo vét cửa Đà Diễn.

 

                                                                                Theo LDO

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục