Chiều 18-7, Bộ trưởng NN và PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường có cuộc kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại tỉnh Nam Định.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình phòng chống bão tại huyện
Giao Thủy (Nam
Định).
Kiểm tra thực tế công tác phòng, chống lụt bão ở các xã Giao
Tiến, Giao An (huyện Giao Thủy) và Xuân Kiên (huyện Xuân Trường), Bộ trưởng
Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Nam Định là một trong những địa phương chịu ảnh
hưởng của hoàn lưu bão, dự báo sẽ có mưa lớn kéo dài. Tỉnh cần kiểm tra lại
toàn bộ nơi tránh trú tàu thuyền; khẩn trương rà soát toàn bộ vị trí đê, kè
xung yếu, nhất là những vị trí đê, kè bị sạt trong mùa mưa bão năm 2017; vận
động các hộ nuôi trồng thủy sản tranh thủ thu hoạch. Các địa phương cần thông
báo cho bà con nông dân giữ lại mạ dự phòng để khi nước rút tranh thủ gieo cấy.
Bộ trưởng yêu cầu ngành nông nghiệp Nam Định chủ động khắc phục khi xảy
ra ngập úng đầu vụ; xem xét, tính toán khung thời vụ trong các vụ sau. Đồng chí
nhắc nhở các địa phương của tỉnh không chủ quan với bão và mưa lũ để hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo báo cáo của tỉnh Nam Định, toàn
tỉnh đã cấy và sạ được 61.750 ha lúa mùa, đạt 76% kế hoạch diện tích gieo cấy.
Dự kiến đến ngày 20-7, toàn tỉnh sẽ gieo cấy xong 100% diện tích. Tuy nhiên, từ
ngày 13-7 đến nay, tại Nam
Định có mưa vừa, mưa to làm khoảng 26.000 ha lúa bị ngập úng, chiếm hơn 40%
diện tích lúa đã cấy.
Tính đến chiều 18-7, toàn bộ 2.124 tàu với 5.726
lao động tỉnh Nam
Định đã vào nơi neo đậu an toàn. Các địa phương ven biển cũng đã kêu gọi toàn
bộ 1.317 lao động tại 1.024 lều, chòi ở vùng nuôi trồng thủy sản ngoài đê vào
bờ tránh trú an toàn.
TheoNhanDan
Bão Sơn Tinh di chuyển nhanh, chỉ còn cách bờ biển Hà Tĩnh hơn 300 km, cách Nghệ An 400 km.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công điện khẩn số 08/CĐ-UBND ngày 18/7/2018 về ứng phó với diễn biến của thời tiết nguy hiểm do bão số 3 gây ra. Nội dung chính Công điện nêu rõ:
Chiều 17-7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ra công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan về việc khẩn trương, chủ động ứng phó với bão số 3.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh nối với áp thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, kết hợp với áp cao cận nhiệt đới đang lấn về phía Tây, nên khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa tính từ sau 19h ngày 16/7 đến 13h ngày 17/7 đo được phổ biến 10 - 30mm; một số nơi cao hơn như Mai Châu 65mm, Xuân Phong (Cao Phong) 87mm, Lũng Vân (Tân Lạc) 60mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/7, sau khi đi vào phía Bắc Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 3 năm 2018 có tên quốc tế là Son-Tinh.
(HBĐT) - Tổng hợp báo cáo nhanh từ ngày 15/7 đến 16h ngày 16/7/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng đã làm phát sinh nhiều điểm ngập úng sạt lở trên địa bàn cụ thể như sau: Trên địa bàn huyện Lạc Sơn có xảy ra mưa vừa, mưa to, lũ đã xuất hiện trên các nhánh suối. Tại điểm sạt lở xóm Rài, xóm Nạc, xã Tuân Đạo, có 2 hộ gia đình đã chuyển tạm đến nhà người thân do vị trí sạt lở trực tiếp vào nhà sàn và nhà có nguy cơ bị đổ sập. Các hộ còn lại (35 hộ) theo phương án, khi có mưa lớn xảy ra trên địa bàn sẽ đến ở tạm tại các hộ gia đình trong xóm để ở tạm, đảm bảo an toàn về người và tài sản.