(HBĐT) - Nói đến điện lực, người ta nghĩ ngay đến một ngành quyền hành nhờ đặc quyền "độc quyền”. Trong khi cung chưa đủ cầu lại một người bán, vạn người mua thì chuyện sang chảnh cũng là lẽ thường. Tuy nhiên, cùng với guồng quay đổi mới của toàn xã hội thì Điện lực Hòa Bình đã có bước chuyển mình rõ nét.

Là một khách hàng của Điện lực Hòa Bình, tôi đã từng nghe và cũng từng đựợc kiểm chứng. Chuyện giữa trưa hè nóng nực, điện vụt tắt hay đang đêm chợt tỉnh giấc vã mồ hôi vì mất điện rồi chuyện đồng hồ đếm điện, chỉ số công tơ… là chuyện của "chỉ riêng mình anh”.

Thế rồi một lần đang ngồi cùng Giám đốc Điện lực Hòa Bình, tình cờ có khách hàng gọi điện phàn nàn về việc tốp thợ thi công đường dây, cắt điện nhiều giờ không theo kế hoạch gây ảnh hưởng đến việc đổ bê tông của khách. Giám đốc đã nhẹ nhàng xin lỗi khách hàng. Khi khách vừa cúp máy, ông gọi ngay cho Giám đốc điện lực phụ trách địa bàn. Qua những gì nghe được - những trao đổi có phần gay gắt của Giám đốc Điện lực tỉnh với cấp dưới dù không nói ra nhưng tôi đã tự nhủ lòng mình phải chăng mình đã lỗi thời về sự thay đổi của ngành điện.

Bẵng đi một thời gian, điện, nước đầy đủ nên tôi cũng không bận tâm về điện đóm nữa. Cho đến một hôm, gần 12 giờ trưa, điện lại vụt cắt, bất giác tôi lại nghĩ mấy ông "cánh cam” kiến tạo đây. Sau mấy phút tìm hiểu, tôi được thông báo: Điện lực thành phố thay công tơ. Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ "cánh cam”, tôi yên tâm chắc chỉ vài chục phút là điện sẽ đựợc đóng trở lại. Nhưng rồi 30 phút, một giờ rồi hai giờ trôi qua mà vẫn không có điện. Hỏi ra thì được biết aptomat bị hỏng, mà nó là tài sản của khách hàng nên mấy bác thợ điện vô can. Một sự trùng hợp đáng ghét bởi đúng một năm về trước, aptomat cũng hỏng khi thợ điện đến kiểm tra. Vì sợ mua phải hàng không đúng chủng loại, kém chất lượng nên năm trước chúng tôi đã nhờ mấy anh thợ điện chọn mua và lắp giùm. Hôm nay, khi mấy anh thợ điện đến thay công tơ xong thì aptomat lại hỏng.

Sự kiên nhẫn bị thách thức, tôi bấm máy gọi cho Giám đốc Điện lực TP Hòa Bình. Tôi chuyển lời phàn nàn đến ông về việc thay công tơ đã không thông báo cho khách hàng. Lắp công tơ xong không đóng điện được nhưng không xử lý kịp thời cho khách hàng. Vì thay công tơ mà sau hơn hai giờ đồng hồ chúng tôi vẫn chưa được cấp điện trở lại. Có lẽ ông cũng hiểu đựợc tâm trạng đang bức xúc của tôi. ông đã cảm ơn vì sự phản ánh. Nhưng vì đang bận họp nên ông đã ủy quyền cho một Đội trưởng đến cơ quan tôi để trực tiếp xử lý. Chừng 15’ sau, người được Giám đốc ủy quyền xuất hiện. Qua cách đặt vấn đề của người Đội trưởng, tôi dần được giải tỏa. Anh rất chia sẻ với sự bức xúc của tôi vì tổ thợ thay công tơ đã làm sai quy trình. Sau đó, anh giúp cơ quan tôi mua aptomat mới về thay.

Với tôi, câu chuyện về điện có lẽ sẽ dừng lại đây nếu không có cuộc điện thoại sau giờ làm việc. Khi mọi chuyện về công tơ và aptomat của tôi kết thúc thì vào lúc 17h55’ cùng ngày, tôi nhận được cuộc gọi từ Giám đốc Điện lực TP Hòa Bình. Tôi thật bất ngờ, không những ông gọi lại vào giờ nghỉ mà còn nói lời xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Nghe lời xin lỗi từ chính Giám đốc một đơn vị lâu nay vẫn có tiếng là "quyền hành”, tôi thấy vui. Vui không phải vì tôi được xin lỗi mà vui vì cách các ông thể hiện với khách hàng. Minh chứng rằng các ông đã nhận ra, đã nhìn thấy những điều phiền toái mà cấp dưới của các ông đang lạm dụng những ưu thế của ngành để gây bức xúc cho khách hàng, những người đang trả lương cho họ.

Được chứng kiến cách xử lý tình huống của các Giám đốc Điện lực, tôi tin đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngành điện. Đó là một sự thay đổi, một cuộc cách mạng cần thiết để ngành điện phát triển bền vững hơn. Để cán bộ công nhân viên ngành điện được khách hàng của họ trân quý hơn. Để những bộ "cánh cam” thực sự làm ấm lòng người dân mỗi khi các anh xuất hiện.

Những tàn dư của một thời "hành khách” sẽ chưa thể phôi phai hết trong ngày một ngày hai, đâu đó thói làm việc tắc trách, tìm cách móc túi khách hàng bằng những trò bịp của một số ít người trong ngành vẫn tồn tại. Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của toàn ngành, sự nghiêm minh từ các cấp lãnh đạo, tôi tin rằng Điện lực Hòa Bình nói chung và Điện lực TP Hoà Bình nói riêng sẽ trở thành ngành dịch vụ không chỉ quan trọng mà đáng trân trọng với nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.


                            Lê Xuân Lâm (Ngân hàng Bưu điện Liên Việt)

 


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục