(HBĐT) - Đến cuối tháng 9/2018, toàn tỉnh có 38 doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Các doanh nghiệp này đang quản lý, sử dụng 656.186,4 m2 đất phi nông nghiệp, với 178 khu đất tại 10 huyện, thành phố.


Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, công tác quản lý, sử dụng đất tại các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa do tỉnh quản lý đã được UBND tỉnh, các sở, ngành và một số doanh nghiệp thực hiện cơ bản đúng các quy định của pháp luật. Từ năm 2017 đến nay, qua thanh tra đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 21 khu đất, diện tích 27.788,2 m2 tại các huyện, thành phố và yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thuê đất đối với 23 khu đất, diện tích 54.108 m2 đang quản lý, sử dụng nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) theo quy định. Tuy nhiên, công tác QLNN về lĩnh vực đất đai đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa của một số cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương chưa được chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất và hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn hạn chế. Việc đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện kết luận sau thanh tra còn chậm. Vị trí đất đai của hầu hết các doanh nghiệp đều rất thuận lợi do chủ yếu ở trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ. Tuy nhiên, hoạt động SX-KD sau khi cổ phần hóa còn gặp khó khăn; quản lý, sử dụng đất chưa phát huy hiệu quả, chưa tạo ra nguồn thu tương xứng cho NSNN. Năm 2017, số tiền về đất thu được từ các doanh nghiệp vào NSNN trên 7,1 tỷ đồng và còn 16 công ty nợ tiền đất trên 15 tỷ đồng.

Hiện trạng tài sản, hạ tầng tại một số điểm kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa không được cải tạo, sửa chữa nâng cấp đã xuống cấp trầm trọng, gây mất mỹ quan đô thị. Còn 8 doanh nghiệp chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai, chưa được cấp giấy CNQSDĐ đối với một số khu đất đang quản lý, sử dụng. Một số doanh nghiệp như: Công ty CP phát triển dược Hòa Bình, Công ty CP nước sạch Hòa Bình, Công ty CP đầu tư phát triển nhà và xây dựng Hòa Bình, Công ty CP Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình, Công ty CP dược phẩm Kỳ Sơn, Công ty CP lương thực Hà Sơn Bình không có nhu cầu sử dụng đất, đã bán thanh lý tài sản tại một số khu đất và có tranh chấp trong quá trình sử dụng đất.


Do chưa được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nên khu nhà do Chi nhánh Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Yên Thủy ở giữa trung tâm huyện đã xuống cấp, gây mất mỹ quan đô thị.

Các doanh nghiệp như: Công ty CP nước sạch Hòa Bình, Công ty CP nông sản thực phẩm Hòa Bình, Công ty CP lương thực Hà Sơn Bình được Nhà nước cho thuê đất nhưng không trực tiếp SX-KD, đã cho thuê lại quyền sử dụng đất dưới danh nghĩa cho thuê tài sản hoặc các cổ đông chuyển nhượng tài sản trên đất cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, thương mại với giá trị bán tài sản rất lớn. Không ít doanh nghiệp sử dụng đất chưa đúng mục đích, hiệu quả chưa cao, làm thất thoát nguồn thu NSNN. Đơn cử như tại huyện Tân Lạc, đất của Công ty CP sách xây dựng làm cửa hàng bán bia; Công ty CP nông sản thực phẩm xây dựng căn hộ cho thuê, thu tiền 37 năm; Công ty CP vật liệu xây dựng Hòa Bình không sử dụng. Tại huyện Lạc Thủy, đất của Công ty CP dịch vụ nông nghiệp cho Công ty điện máy xanh thuê. Công ty CP Nông sản thực phẩm và Công ty CP dược Hòa Bình làm ki ốt cho thuê bán hàng và cho hộ dân thuê. Bên cạnh đó, Công ty CP công nghệ phẩm Hòa Bình không có nhu cầu sử dụng 2.449,9 m2 đất phi nông nghiệp đề nghị trả lại Nhà nước nhiều lần nhưng vẫn chưa được UBND tỉnh thu hồi.

Theo đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm quản lý đất đai, chưa thường xuyên phối hợp, quan tâm đến công tác lãnh đạo, điều hành và giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý. Công tác tham mưu thu hồi và giao đất đối với một số diện tích đất do các doanh nghiệp trả lại Nhà nước còn bất cập, chưa phù hợp với quy định của pháp luật đất đai. Hoạt động SX-KD, việc quản lý, sử dụng đất đai trong các doanh nghiệp cổ phần hóa bị chi phối bởi Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật kinh doanh bất động sản… trong khi các quy định của các văn bản luật này cũng chưa thống nhất, chưa quy định cụ thể đối với doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất…

Qua tham khảo lãnh đạo các huyện, thành phố và một số sở, ngành đều cho rằng, để quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả đất phi nông nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa cần tiến hành thanh tra toàn diện các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh. Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Có biện pháp hữu hiệu để xác định và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả, nợ đọng tiền thuê đất. Tăng cường vai trò của cấp uỷ các cấp, nhất là người đứng đầu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan QLNN về đất đai, đảm bảo các doanh nghiệp quản lý, sử dụng đất phải đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và đảm bảo về văn minh đô thị.


Đức Phượng


Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục