Năm 2018, Tiểu ban Quản lý Dự án đã phối hợp với UBND huyện Đà Bắc, các xã Cao Sơn, Hiền Lương, Đoàn Kết, Tân Pheo, Giáp Đắt và Mường Chiềng triển khai mô hình tổ hợp tác chăn nuôi lợn bản địa. Theo đó, đã hỗ trợ 90 hộ mua 180 con lợn nái giống, hỗ trợ 6 xã mua 10 con lợn đực giống với tổng kinh phí 175 triệu đồng; hỗ trợ trực tiếp cám, vật tư chăn nuôi – thú y cho hộ chăn nuôi trong mô hình với tổng lượng cám 8,8 tấn, mức hỗ trợ 40kg/con lợn, hỗ trợ mỗi tổ hợp tác 1 bộ dụng cụ chăn nuôi – thú y, cân đồng hồ, bảo hộ lao động… Đặc biệt, trong quý III/2018, Dự án đã hỗ trợ thành lập và ra mắt hợp tác xã chăn nuôi lợn bản địa huyện Đà Bắc. Triển khai 2 đợt tiêm phòng vắc xin THT, LMLM, tai xanh, lép tô cho toàn bộ đàn lợn trong mô hình và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ thú y xã và hộ chăn nuôi về các bệnh thường gặp, phương pháp phòng chống các bệnh trên đàn lợn bản địa…
Quang cảnh hội nghị tổng kết Dự án.
Trong khuôn khổ hội nghị tổng kết, các đại biểu đến từ tỉnh, huyện, xã và hộ thành viên tham gia mô hình tổ hợp tác, HTX đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, đồng thuận với kế hoạch năm 2019 tới đây sẽ tập trung phát triển thị trường, chuỗi giá trị, chuỗi liên kết trên cơ sở đánh giá tiềm năng thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng Hà Nội và các tỉnh lân cận; Lò mổ phục vụ chuỗi lợn bản địa; tiếp tục kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình tăng trường, sinh sản, dịch bệnh tại các hộ trong suốt quá trình triển khai dự án. Phối hợp với Sở KH & CN, các ngành chức năng hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ để xây dựng thương hiệu lợn bản địa huyện Đà Bắc.
Bùi Minh