(HBĐT) - So với các địa phương trong tỉnh, Lạc Sơn là huyện dẫn đầu về tổng đàn gia súc với 26.127 con trâu, 18.320 con bò. Chăn nuôi gia súc của huyện phát triển mạnh và có biến động tăng hơn 1.500 con so với cùng kỳ là nhờ điều kiện về đất đai, lao động thuận lợi. Các hộ chăn nuôi trâu, bò chủ yếu với hình thức nuôi sinh sản. Một số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho nhân dân các xã ưu tiên đầu tư mua con giống trâu, bò.


Hộ chăn nuôi Bùi Thị Tơ, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) bảo vệ, chăm sóc tốt đàn vật nuôi bằng hệ thống chuồng trại xây quy củ.

 

Chí Đạo, Chí Thiện là hai xã vùng khó khăn đang phát triển đàn gia súc phát triển với số lượng trên 1.000 đầu con/xã. Ở đây, hầu hết các gia đình đều chăn nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò, có hộ nuôi 8 - 10 con theo phương thức nuôi sinh sản. Sản xuất chăn nuôi phát triển nhờ ý thức, nhận thức về phòng - chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc của người dân ngày càng được chú trọng, nâng cao. Theo đồng chí Quách Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Chí Đạo, với đặc điểm xã thuần nông, nhiều hộ nông dân trong xã coi chăn nuôi gia súc là một nghề để cải thiện thu nhập, tạo đồng vốn tích lũy, đồng thời tận dụng lợi thế về nguồn thức ăn đồng cỏ sẵn có, rơm rạ và phụ phẩm trồng trọt. Hàng năm, tổng đàn gia súc có sự gia tăng. Bà con chủ động trong việc giữ vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi, tiêm vắc xin phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm, giữ ấm cho gia súc vụ đông xuân. Các hộ thường xuyên thông tin, liên hệ với thú y viên của xã để được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả.

Là một trong những hộ chăn nuôi gia súc ở xã Chí Đạo, bà Bùi Thị Tơ, xóm Be Trên luôn quan tâm đến việc đảm bảo nguồn thức ăn và giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa nóng, đủ ấm, kín gió vào mùa đông để gia súc phát triển khỏe mạnh. Bà Tơ cho biết: "Hàng năm, gia đình duy trì nuôi 5 - 7 con bò theo hình thức nuôi sinh sản. Vụ đông này, đề phòng sương muối, giá rét và cũng là để bảo vệ, quản lý đàn bò tốt hơn, tôi không nuôi bán chăn thả mà nhốt, chăm sóc tại chuồng. Chuồng trại được đầu tư xây dựng kiên cố, quy củ, nền chuồng luôn khô ráo, che bạt xung quanh nên vật nuôi không lo rét, bệnh”. Về nguồn thức ăn, bà Tơ chủ động trồng 2.000 m2 cỏ voi, làm nhà rơm và trồng thêm mía, ngô dày, xay xát cám ngô, cám gạo nhằm đảm bảo lượng thức ăn tinh, thô cho gia súc.

Theo đồng chí Bùi Văn Diển, Trưởng trạm chăn nuôi và thú y huyện, công tác phòng - chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc đối với địa phương có tổng đàn lớn như trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã. Nhờ đó, thiệt hại trên đàn gia súc ở các vụ đông xuân được giảm thiểu. Vụ đông xuân 2018 - 2019, UBND huyện đã sớm ban hành Công văn số 890/UBND-CN&TY ngày 25/9/2018 về việc triển khai công tác phòng - chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Qua đó, vận động nhân dân sửa chữa, củng cố, làm mới chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tận dụng đất chưa sử dụng để trồng cỏ, thu gom rơm rạ sau thu hoạch dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Thống kê sơ bộ, toàn huyện có 66,5 ha cỏ trồng, trên 1.500 cây rơm, nhà rơm. Công tác tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho đàn trâu, bò vừa qua đạt tỷ lệ cao, tiêm được 71.640 liều, đạt 124% so với kế hoạch. Tiêm phòng các loại vắc xin dịch tả, tụ huyết trùng lợn cũng cho tỷ lệ cao (142%). Toàn huyện đã triển khai phun 4 đợt tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm với tổng diện tích hơn 6,3 triệu m2.

Thông qua tuyên truyền, vận động và đôn đốc, hướng dẫn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thú y viên các xã, thị trấn, tình trạng thả rông gia súc thường xảy ra những năm trước đây ở một số xã vùng cao như Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do... đã chuyển biến tích cực và hạn chế. Đa số hộ chăn nuôi chuyển sang phương thức bán chăn thả, đưa gia súc về chuồng trại gần nhà để bảo vệ và quản lý trong những ngày mưa rét khắc nghiệt, nhiệt độ xuống dưới 120C. Đến thời điểm này khi đang ở chính vụ đông - xuân, đàn gia súc của huyện chưa có thiệt hại về đói rét, dịch bệnh, các đợt rét đậm, rét hại chưa ảnh hưởng đến công tác phát triển chăn nuôi.

Bùi Minh


Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục