(HBĐT) - Có luồng ý kiến thắc mắc về hóa đơn tiền điện tăng cao so với tháng trước. Có trường hợp nghi ngờ cách đo đếm chỉ số công tơ điện... đang là vấn đề cần làm rõ và được dư luận đặc biệt quan tâm sau gần 2 tháng áp dụng giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 8,36%.


Đến thời điểm này, Công ty Điện lực Hòa Bình chưa nhận được đơn thư nào của người dân khiếu kiện hoặc phản ánh vi phạm liên quan đến tăng giá điện. Có 56 ý kiến của khách hàng về hóa đơn tiền điện trong tháng 4, chủ yếu thắc mắc về phương thức thanh toán. Tuy nhiên, qua một số kênh thông tin đề cập đến thắc mắc của khách hàng vùng nông thôn khu vực huyện Lạc Sơn và Kim Bôi, Công ty Điện lực Hòa Bình đã phối hợp với Điện lực các huyện trực tiếp gặp gỡ khách hàng để trao đổi, làm rõ và đưa ra những giải thích thỏa đáng.

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Có 3 nguyên nhân dẫn đến tăng chỉ số công tơ điện. Cụ thể, so sánh giữa tháng 3 và tháng 4, theo quy luật thời tiết, hàng năm, tại khu vực miền Bắc bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm, có ngày nắng nóng lên đến 37 - 390C, nên nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là thiết bị làm lạnh tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến hóa đơn tiền điện tháng 4. Một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 3 chỉ có 28 ngày, trong khi tháng 4 là 31 ngày. Việc tăng thêm 3 ngày trong tháng sẽ làm cho điện năng sử dụng của tháng tăng thêm 10,71%. Với số ngày sử dụng nhiều hơn kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng hè (khoảng 15 - 16%) đã làm tăng mức tiêu thụ điện của tháng lên gần 27%. Việc điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 3 có tác động một phần tới hóa đơn tiền điện với mức tăng 8,36% so với giá điện cũ.


Nhân viên Điện lực TP Hòa Bình thay thế, lắp đặt công tơ điện mới nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng sử dụng điện.

Theo thống kê tại khu vực tỉnh trong tháng 4/2019, tổng điện thương phẩm là 75,93 triệu kWh, tăng 15,36% so với tháng 3/2019, tăng 12,08% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng doanh thu 136,282 tỷ đồng, tăng 23,6% so với tháng 3 và tăng 21,06% so cùng kỳ năm 2018. Giá bình quân 1.794,74 đồng/kWh, tăng 7,14% so với tháng 3/2019 và tăng 8,01% so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng với 223.241 khách hàng sinh hoạt là hộ gia đình, sản lượng điện tiêu thụ tháng 4 là 37,6 triệu kWh, tăng 4,587 triệu kWh, tương đương 13,9%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của toàn tỉnh (15,36%). Cụ thể, so với tháng 3, 92.612 hộ có mức tiêu thụ điện tăng dưới 15%, chiếm 41,48%. 65.628 hộ có mức tiêu thụ điện tăng trên 20%, chiếm 29,39%. 31.633 hộ có mức tiêu thụ điện tăng trên 30%, chiếm 14,17%.

Trong khi ở nhiều địa phương trong cả nước, tăng giá điện đang là vấn đề "nóng", giá điện có nơi tăng 35 - 70% thì kết quả rà soát cuối kỳ của tháng 4 tại khu vực tỉnh, giá điện tăng 15,36% và giá bán điện bình quân 7,14% (thấp hơn mức tăng bình quân 8,36% tại Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương). Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình, xét về các yếu tố, nguyên nhân thì đây là mức tăng hợp lý. Để giảm thiểu tác động đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thì sử dụng năng lượng hiệu quả là biện pháp quan trọng và rất cần thiết. Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới áp dụng giá điện bậc thang để phù hợp với từng mức sử dụng điện khác nhau của hộ dân với giá điện các bậc tăng dần. Đồng nghĩa với việc hộ sử dụng điện càng nhiều, không tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng sẽ phải áp dụng giá điện cao hơn. Khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả bằng việc tắt các thiết bị không cần thiết, đặc biệt vào các giờ cao điểm. Trang bị các thiết bị điện hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, sử dụng điều hòa duy trì ở mức 25 - 270C. Đối với các doanh nghiệp, nên thay đổi dây truyền có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng phục vụ lợi ích, giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.


Bùi Minh


Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục