(HBĐT) - Xã Tân Lập (Lạc Sơn) có 1.897 hộ, 8.608 nhân khẩu, sinh sống tại 13 xóm. Trong đó chỉ có khoảng 30% tổng số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 300 hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vào mùa khô. Thực trạng này đã gây đảo lộn cuộc sống của người dân, ảnh hưởng lớn đến phát triển KT - XH trên địa bàn.


Gia đình bà Bùi Thị Ườn, xóm Mòi 1, xã Tân Lập (Lạc Sơn) phải dẫn nước từ khe núi cách nhà 4 km nên nguồn nước rất yếu.

Dân cư đông đúc, địa bàn trải rộng với nhiều khu vực đồi, núi cao dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung chủ yếu tại các xóm: Mòi 1, Đốc, Đồi Đong, Tôm, Lâu Kỵ… Nguyên nhân chính do địa bàn khan hiếm mạch nước ngầm, lượng mưa ít nên nguồn nước tại các khe núi dần cạn kiệt. Qua tìm hiểu được biết, toàn xã có 1 công trình nước sạch, 2 bể chứa nước tập trung được xây dựng từ năm 2010. Tuy nhiên, quá trình sử dụng đã xuống cấp trầm trọng, không phát huy hiệu quả công trình. Để tạm thời khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô, nhiều hộ trong xã phải tìm mạch nước ngầm để khoan giếng; dẫn nước tại các khe núi về để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Khảo sát thực tế tại xóm Mòi 1, khu vực thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vào mùa khô. Theo quan sát, bình nước 20 lít được đặt trên trụ tường bê tông cao khoảng 5 m có hàng chục ống dẫn nước kéo chằng chịt dẫn về bể chứa của các hộ để sử dụng hàng ngày. Ông Bùi Văn Na, xóm Mòi 1 trăn trở: "Cứ vào mùa khô, tình trạng thiếu nước sinh hoạt lại diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Các hộ trong xóm phải tìm kiếm các khu vực dồi dào nguồn nước từ khe núi để dẫn về sử dụng. Mỗi hộ đóng góp 5 triệu đồng để mua ống dẫn nước và các thiết bị phụ trợ để kéo nước tại khu vực núi của xã Văn Nghĩa, cách nhà khoảng 4 km. Sau đó, luân phiên bơm nước về bể chứa của từng hộ. Tuy nhiên, nguồn nước yếu, dòng chảy không ổn định do trâu, bò dẫm đạp vỡ đường ống dẫn nước”.

Tương tự, thực trạng thiếu nước sinh hoạt cũng diễn ra nghiêm trọng tại chi trường mầm non xóm Mòi, nơi có 62 cháu theo học tại 2 nhóm lớp. Đồng chí Bùi Thị Nguyên, Hiệu trưởng trường mầm non xã Tân Lập cho biết: "Hiện tại, mỗi tuần nhà trường phải trích 200.000 đồng để bơm nước từ giếng của các hộ gia đình về bể chứa để các cháu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, vào mùa khô giếng cạn nước, nhà trường phải huy động các bậc phụ huynh chở nước đến để sử dụng qua ngày. Do thiếu nguồn nước sinh hoạt, nhà trường phải bố trí nấu cơm tại chi trường chính, sau đó, vận chuyển lên phục vụ bữa trưa cho học sinh. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền quan tâm, có giải pháp hỗ trợ nhà trường có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh để phục vụ công tác dạy và học”.

Vấn đề đặt ra hiện nay là nguồn nước được dẫn về từ các khe núi chưa qua kiểm nghiệm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa, da liễu.

Đồng chí Bùi Văn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: "Thực trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô diễn ra từ lâu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Cấp ủy, chính quyền xã mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, xây dựng các công trình nước sạch. Mong muốn các sở, ban, ngành cử đoàn khảo sát địa hình để tìm kiếm các mạch nước ngầm ổn định. Qua đó, đảm bảo cung ứng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân trên địa bàn trong nhiều năm qua. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương".

Đức Anh


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục