(HBĐT) - Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yêu cầu quan trọng, nhằm góp phần hạn chế tai nạn và bệnh nghề nghiệp (BNN) đối với người lao động (NLĐ). Mặc dù đại dịch Covid-19 đã tác động sâu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp (DN), nhưng "Tháng hành động về ATVSLĐ” năm nay vẫn sẽ được triển khai, nhằm phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), BNN, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, DN.

 


Công nhân Công ty CP môi trường đô thị Hòa Bình được trang bị bảo hộ đầy đủ đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.

Năm 2019, năm thứ 3 tỉnh tổ chức  "Tháng hành động về ATVSLĐ” với chủ đề "Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”.  Ban chỉ đạo ATLĐ tỉnh đã tổ chức kiểm tra 26 DN. Kết quả cho thấy, tại một số DN, cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ, công tác y tế theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP. Một số DN chưa cập nhật thông tin, nên không nắm được các quy định mới về công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ (PCCN). Chưa tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, để tiến hành các biện pháp loại trừ, phòng ngừa. Không chủ động huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ; chưa quan tâm khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN cho NLĐ. Mặt khác, hệ thống chiếu sáng, hút bụi, chống ồn chưa đầy đủ, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe NLĐ. Một số cơ sở sản xuất, DN chưa có biển hướng dẫn quy định vận hành máy, thiết bị, biện pháp làm việc an toàn tại các nơi đặt máy, thiết bị. Sau kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành đã có văn bản đôn đốc, nhắc nhở các DN khẩn trương khắc phục. Đồng thời, Sở LĐ-TB&XH, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo ATVSLĐ tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành phố, các DN tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác ATVSLĐ cho 320 người ở 102 DN.

Nhằm tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo ATVSLĐ, ngay trong tháng 1/2020, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020 với chủ đề: "Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”. Mục đích nhằm thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể trong các DN, cơ sở sản xuất, phòng ngừa TNLĐ, BNN, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, DN. Nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và NLĐ. Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ, kỹ năng đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc đến các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, đơn vị SX-KD, khu vực làng nghề, khu vực nông thôn, NLĐ trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, đặc biệt là các DN có tiềm ẩn nhiều nguy cơ về TNLĐ, cháy nổ và BNN. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, DN, NLĐ trong các cơ sở SX-KD; góp phần cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe NLĐ, hạn chế TNLĐ, BNN, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động SX-KD. Thành lập, tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra điểm tại một số doanh nghiệp, cơ sở SX-KD trong việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ. Qua kiểm tra đánh giá những mặt DN đã làm được, đồng thời chỉ rõ những mặt thiếu sót, tồn tại, xử lý nghiêm những vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ.

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nên Tháng hành động về ATVSLĐ năm nay (tháng 5) sẽ không tổ chức mít tinh, lễ phát động, tuyên truyền có đông người tham gia. Vẫn thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra việc đảm bảo ATVSLĐ ở các cơ sở sản xuất, DN, trừ những DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải tạm ngừng SX-KD, hoặc doanh thu giảm sâu, gặp khó khăn về mọi mặt, nhằm đảm bảo ATVSLĐ, góp phần phần hạn chế thấp nhất TNLĐ, BNN đối với NLĐ.



 Thúy Hằng 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục