(HBĐT) - Những năm gần đây, không năm nào xã Đoàn Kết (Đà Bắc) không chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Trận lũ quét và sạt lở nghiêm trọng cuối năm 2017 khiến xã bị tổn thất nặng nề về cơ sở hạ tầng cũng như nhà ở, tài sản và sản xuất của người dân.


Mưa lũ trong mấy năm gần đây khiến nhiều đoạn đường trên địa bàn xã Đoàn Kết (Đà Bắc) bị hư hỏng, nguy cơ sạt lở cao.

Gần 3 năm trôi qua, sự tàn phá của thiên tai vẫn hằn sâu trên những cung đường nham nhở, đứt gãy, sạt lở luôn rình rập. Mưa lũ các năm 2018, 2019 và từ đầu năm 2020 cũng khiến nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học hư hỏng, đồng ruộng bị đất, đá vùi lấp. Xã đặc biệt khó khăn Đoàn Kết đang phải oằn mình phòng, chống thiên tai (PCTT).

Hàng năm, ngay từ đầu mùa mưa, Đảng ủy xã đã chỉ đạo các cấp chính quyền xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án PCTT&TKCN; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp các trưởng thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét di dời đến nơi an toàn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Xa Văn Vững, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, Đoàn Kết có nguy cơ sạt lở, lũ quét rất cao do độ dốc lớn. Xã có 4/6 xóm địa hình chủ yếu là đồi núi, taluy âm, taluy dương đều dốc. Nhiều tuyến đường bị tàn phá do đất, đá sạt lở từ đồi xuống và nước xói mòn mỗi khi mưa lớn. Có những đoạn đường hư hỏng, sạt lở từ mùa mưa lũ năm 2017 vẫn chưa được khắc phục khiến việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân hết sức vất vả. Năm 2019, trong đợt mưa bão tháng 7, tháng 8 đã vùi lấp, làm sạt lở khoảng 5 km mương và hư hỏng nhiều bai kè tạm. Đến nay, có những tuyến mương vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến thiếu nước tưới cho khoảng 6 ha đồng ruộng.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã tiếp tục phải hứng chịu thiệt hại do thời tiết diễn biến bất thường. Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra như: mưa to, dông lốc, mưa đá, gió giật mạnh, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, đời sống của người dân. Những trận dông lốc, mưa đá khiến gần 500 hộ bị hư hỏng nhà ở, trên 200 ha lúa, ngô cùng một số diện tích hoa màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp gãy đổ, nhiều diện tích không có khả năng cho thu hoạch. Trên địa bàn xã còn nhiều hộ sinh sống ở chân núi, cạnh bờ suối, luôn nơm nớp nỗi lo sạt lở khi có mưa lớn, cần phải di dời ra nơi ở mới. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn, mức hỗ trợ của Nhà nước eo hẹp, các hộ không thể có nguồn lực nên từ năm 2017 đến nay, cả xã mới có 54 hộ dân di dời theo hình thức xen ghép.

Đồng chí Hà Thị Hằng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Qua rà soát đầu mùa mưa năm 2020, cả 6/6 xóm đều có hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao về thiên tai, với 11 điểm có nguy cơ và 58 hộ bị ảnh hưởng, trong đó, 52 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, đá; 6 hộ nằm trong vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét. Nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là không để xảy ra mất mát về người, xã đã xây dựng phương án bố trí xen ghép cho 13 hộ, bố trí ổn định tại chỗ 45 hộ. Rất mong mỏi UBND tỉnh quan tâm phân bổ kinh phí cho xã bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để chủ động PCTT, ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra bất ngờ, UBND xã sớm kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ huy và từng thành viên. Theo đó, xã đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống một số loại hình thiên tai thường gặp. Tổ chức lồng ghép công tác PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của xã. Chú trọng quản lý quy hoạch, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT& TKCN chủ động xây dựng phương án ứng phó với thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống, khẩn trương khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra...


Bình Giang


Các tin khác


2 trận động đất liên tiếp tại Sơn La

Trưa nay, 27-7, TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tiếp tục xảy ra một trận động đất. Sau trận động đất mạnh 5.3 độ richter, chưa đầy 30 phút sau, một trận động đất mạnh 3.0 độ richter lại tiếp tục xảy.

Nhiều nơi trong tỉnh người dân cảm nhận rung lắc do động đất

(HBĐT) - Trưa nay 27/7, nhiều người dân trong tỉnh như thành phố Hòa Bình và các huyện: Lạc Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu... đã chia sẻ, vào khoảng 12 giờ 15 phút cảm nhận rung lắc nhà cửa, đồ đạc và kéo dài trong khoảng 10 giây. Những người ở các tòa nhà chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và nhà nhiều tầng chia sẻ cảm nhận rõ ràng hơn. Nhiều người lo lắng đã phải chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn.

Thời tiết ngày 27/7: Bắc Bộ có mưa, vùng núi trung du Bắc Bộ có mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000m hoạt động mạnh dần nên ngày và đêm nay ở Bắc Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông.

Sức sống mới trên quê hương anh hùng

(HBĐT) - Trên quê hương thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) anh hùng hôm nay, Đảng bộ thị trấn đã lãnh đạo Nhân dân đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tựu, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đưa thị trấn Vụ Bản phát triển xứng tầm là trung tâm KT-XH của huyện.

Huyện Lạc Sơn: Triển khai công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và xây dựng nông thôn mới 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 23/7, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị trực tuyến với các xã, thị trấn triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), công tác xây dựng NTM 6 tháng cuối năm 2020.

Tuổi trẻ xã Ngọc Lâu chung tay xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định vai trò của tuổi trẻ trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), ĐV-TN xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) luôn phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo và tiên phong trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó chung tay, góp sức hoàn thành nhiều công trình, phần việc của thanh niên. Góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục