(HBĐT) - Mùa mưa bão năm nay, dự báo tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Lương Sơn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, bất thường. Để chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, đảm bảo an toàn cao nhất cho đê điều. Ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch, phương án, chỉ đạo các xã, thị trấn theo phương châm "chủ động phòng chống là chính, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả".


Đoàn viên thanh niên xã Thanh Cao (Lương Sơn) tu sửa đường giao thông nông thôn, đảm bảo thuận lợi cho người dân đi lại trước mùa mưa bão.

Mùa mưa bão năm 2020, trên địa bàn huyện thiệt hại gần 20 ha lúa và rau màu, trên 11.000 con gia cầm, gia súc bị chết, cuốn trôi, nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị hư hỏng, tổng thiệt hại gần 17,3 tỷ đồng. Bước sang mùa mưa bão năm nay, để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và hoa màu, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển KT-XH, huyện sớm ban hành kế hoạch, phương án PCTT&TKCN trên địa bàn. Kiện toàn Ban Chỉ huy (BCH) PCTT&TKCN từ huyện đến cơ sở. Kiểm tra, rà soát các công trình PCTT; kè chống xói lở bờ sông, suối; công trình di dân tái định cư, khu vực có nguy cơ thiên tai sạt lở, lũ quét, ngập úng… (khu vực tái định cư xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn; đường xóm Suối Bu, xã Cao Sơn; sạt lở hai bên bờ suối xóm Tiên Hội, xã Cao Dương…) và báo cáo UBND huyện để có những bổ sung kịp thời. Rà soát, kiểm kê nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT tại cơ sở. Các xã, thị trấn rà soát khu vực xung yếu, vùng nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, những công trình trọng điểm có nguy cơ ảnh hưởng để có phương án chủ động phòng, chống hiệu quả.

Cùng với đó, BCH PCTT&TKCN huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên 100% hệ thống loa phát thanh tại các nhà văn hóa về diễn biến và chủ động các biện pháp phòng tránh mưa lớn kéo dài. Tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ sinh sống tại vùng nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, di dời dân đến khu vực an toàn trước khi có mưa bão. Khẩn trương hoàn thành việc tu bổ, củng cố các tuyến đê, đập, hồ chứa nước theo kế hoạch; phát hiện kịp thời những hư hỏng, ẩn họa. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức, thực hiện tuần tra canh gác, phát hiện ngay sự cố tại các công trình, xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn công trình trong mọi tình huống.

Thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, BCH PCTT&TKCN huyện chỉ đạo xây dựng, đảm bảo lực lượng, phương tiện để chủ động ứng phó các tình huống thiên tai xảy ra. Tại các kho dự trữ, xuồng máy, phao cứu sinh, áo phao và các trang thiết bị vật chất phục vụ TKCN đã được chuẩn bị đầy đủ. Lực lượng cứu hộ, đội cơ động sẵn sàng triển khai các phương án giúp Nhân dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn khi có nguy hiểm xảy ra. Thuốc chữa bệnh, lương thực cứu trợ, giống cây trồng được chuẩn bị đầy đủ. Tại mỗi điểm công trình xung yếu ở các xã, thị trấn, huy động lực lượng xung kích từ 15 - 20 người thường trực trong công tác ứng phó với thiên tai và TKCN…

Đồng chí Nguyễn Quốc Tiến, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Theo dự báo, tình hình dông lốc trong mùa mưa năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Do đó, ngoài tiếp tục thực hiện các phương án, kế hoạch PCTT&TKCN, huyện chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sự nguy hiểm, khó lường của thiên tai để người dân nâng cao ý thức cảnh giác. Tăng cường rà soát, cập nhật phương án ứng phó với thiên tai theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn để kịp thời điều chỉnh phương án phù hợp. Thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh, để kịp thời báo cáo UBND tỉnh xử lý các tình huống.


Thu Hằng


Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục