(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận định, năm nay, thiên tai sẽ khốc liệt, khó lường, không theo quy luật và mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Thực tế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cực đoan mà vài chục năm qua chưa từng có, trong đó, những đợt mưa to đến rất to xảy ra nhiều lần ngay từ đầu mùa hè là điển hình. Mưa nhiều, nước thượng nguồn đổ về lớn khiến Công ty thủy điện Hòa Bình (TĐHB) phải xả lũ trước mùa mưa là việc chưa có trong tiền lệ.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn khi Công ty thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ.

Từ ngày 12 -19/6, Công ty TĐHB đã vận hành mở từ 1 - 5 cửa xả đáy và từ 14h ngày 24 đến nay, tiếp tục mở từ 1 - 2 cửa xả. Trong 2 đợt xả lũ, có thời điểm mực nước thượng lưu hồ TĐHB ở cao trình 108,96 m, lưu lượng về hồ 7.901 m3/s, lưu lượng xả 8.961 m3/s. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du cần đưa dần mực nước hồ Hòa Bình về cao trình 105 m, Ban chỉ đạo (BCĐ) quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã lệnh Giám đốc Công ty TĐHB mở các cửa xả đáy.

 Nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy (BCH) PCTT&TKCN tỉnh liên tục ban hành các công điện về đảm bảo an toàn vùng hạ du khi Công ty TĐHB mở cửa xả đáy. Ngành chức năng kịp thời cập nhật, nắm bắt tình hình thời tiết, thiên tai, các chỉ đạo của T.Ư, triển khai tốt quy chế phối hợp giữa tỉnh và Công ty TĐHB, từ đó tham mưu UBND tỉnh, BCH PCTT&TKCN tỉnh ban hành các văn bản, công điện chỉ đạo kịp thời, sát với thực tế, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho người dân khu vực hạ du. Tăng cường công tác cảnh báo, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh dọc hạ lưu sông Đà, hệ thống loa phát thanh của phường, xã đến từng tổ, xóm để người dân biết, chủ động phòng tránh. 
Trong thời gian xả lũ, UBND TP Hoà Bình đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn trên địa bàn; huy động các lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, công an... tham gia bảo đảm an toàn, canh gác bảo vệ đê điều, nhắc nhở người dân không quay phim, chụp ảnh, không lại gần khu vực nguy hiểm, không vớt củi, tắm sông…

Xã Hợp Thành (TP Hòa Bình) thuộc vùng hạ du, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai trong mùa mưa lũ. Đồng chí Nguyễn Văn Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã cho biết: Hiện, trên địa bàn có một số điểm nguy cơ cao về sạt lở, tại xóm Tân Thành có hơn 10 hộ sinh sống sát bờ sông, thường trực nguy hiểm. Để chủ động phòng tránh và ứng phó với thiên tai, UBND xã chú trọng xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể khi có tình huống xảy ra; chỉ đạo sẵn sàng chuẩn bị lực lượng theo phương châm "4 tại chỗ”; thường xuyên tuyên truyền bà con nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong PCTT, đặc biệt là các hộ sống ven sông. Trong mùa mưa lũ, xã sát sao nắm bắt tình hình, nhất là mỗi khi mưa nhiều hay xả lũ khiến nước sông dâng cao để chủ động triển khai ứng phó. UBND xã có phương án và sẵn sàng di dời người dân đến nơi an toàn. Các hộ nuôi trồng thủy sản trên sông chủ động gia cố lồng bè, di chuyển lồng nuôi ra khỏi khu vực nguy hiểm. Nhờ vậy, trên địa bàn đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Mặc dù từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động thông báo, triển khai các biện pháp PCTT, song, trong đợt xả lũ hồ Hoà Bình vừa qua đã gây ra một số thiệt hại, 1 người mất tích do tắm sông. BCH PCTT&TKCN tỉnh đánh giá, công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê, nhắc nhở người dân đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, lực lượng của địa phương chưa thể bao quát, nhắc nhở hết người dân; ý thức một số ít người chưa tốt; lượng khách du lịch từ các nơi đến đông, chưa nắm rõ sự nguy hiểm của việc xả lũ nên vẫn còn tình trạng tập trung đông, chụp ảnh, quay clip gần bờ sông.

Ngoài ra, do thay đổi môi trường nước đột ngột nên đã thiệt hại khoảng 3 tấn cá các loại. Nước lũ cũng gây sụt lún phía trong và ngoài tường bao trường TH&THCS Hợp Thịnh; sạt lở trên tuyến kè bảo vệ đê Đà Giang; sạt lở khu vực bờ kè, chân cầu Ngòi Mại phía giáp với sông Đà, ảnh hưởng đến nhà của 1 hộ dân; sạt lở đất dưới lòng suối cầu Ngòi Móng, đoạn đầu đường từ phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, có nguy cơ lở sâu khi nước lũ về; khoảng 20 ha cây trồng ven sông, bãi sông bị ngập và thiệt hại...

Nhằm tập trung khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của xả lũ, khôi phục lại sản xuất và triển khai tốt công tác PCTT trong mùa mưa lũ 2022, mới đây, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra khu vực hạ lưu đập TĐHB bị ảnh hưởng do xả lũ. Theo đó, đồng chí giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị chức năng và TP Hòa Bình kiểm tra, rà soát ảnh hưởng của việc xả lũ đến bờ sông, suối, hệ thống đê điều và các công trình; kiểm tra đánh giá thiệt hại, đặc biệt các khu vực ven sông đã sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; sửa chữa đột xuất, xử lý cấp bách sự cố do thiên tai, mưa lũ đối với giao thông đường tỉnh 445 (đoạn cầu Ngòi Mại km8+310), sạt lở khu vực bờ kè, chân cầu Ngòi Mại; khẩn trương xây dựng phương án khắc phục xử lý sự cố đê điều khẩn cấp đối với tuyến đê cấp III Đà Giang, đoạn K0+00 và K2+538 đề xuất báo cáo UBND tỉnh, BCĐ quốc gia về PCTT.

Bên cạnh đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND TP Hòa Bình khẩn trương chỉ đạo UBND xã Hợp Thành xây dựng phương án di dời hộ dân bị ảnh hưởng khu vực sạt lở, theo dõi diễn biến mưa lũ để có phương án di dời hợp lý; khẩn trương khắc phục sạt lở tại trường TH&THCS Hợp Thịnh nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trong năm học tới; xây dựng phương án, đề xuất biện pháp khắc phục sạt lở lòng suối cầu Ngòi Móng, đoạn đầu đường từ phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành.


Thu Hiền


Các tin khác


Kiểm tra việc chấp hành an toàn vệ sinh lao động tại huyện Yên Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 28/6, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh kiểm tra công tác đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ tại Công ty CP Slife (Yên Thuỷ), địa chỉ tại xã Yên Trị, ngành nghề sản xuất, kinh doanh chủ yếu là may mặc.

Còn ảnh hưởng, tác động từ việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

(HBĐT) - Đó là thực tế các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương và UBND tỉnh nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả hoạt động của các dự án khai thác khoáng sản (KTKS) đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thời gian qua.

Huyện Tân Lạc: Trồng mới trên 295 ha rừng

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2022, huyện Tân Lạc đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ và phát triển rừng. Dịp xuân Nhâm Dần, huyện đã tổ chức thực hiện tốt kế hoạch "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trồng được trên 43.700 cây các loại.

Chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão và gió mạnh trên biển

Ngày 27/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 334/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau về việc chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão và gió mạnh trên biển.

Theo dõi chỉ số điện năng để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

(HBĐT) - Thường xuyên theo dõi chí số công tơ, lượng điện năng tiêu thụ để điều chỉnh cách sử dụng các thiết bị điện sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất là một trong những giải pháp quan trọng mà ngành Điện khuyến cáo đến khách hàng để tránh hóa đơn tiền điện tăng đột biến trong mùa nắng nóng.

15h ngày 27/6, đóng 1 cửa xả đáy hồ Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 27/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh ban hành văn bản số 86/BCH-VP về việc đóng 1 cửa xả đáy hồ Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục