Ngay sau khi bão số 4 đi qua, các cảng cá trong tỉnh Quảng Ngãi cũng dần nhộn nhịp trở lại khi ngư dân hối hả chuẩn bị nhu yếu phẩm, sẵn sàng đưa tàu thuyền vươn khơi khai thác hải sản.


Tàu thuyền neo đậu tại cảng Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi.

Tại cảng cá Tịnh Kỳ, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, hàng chục tàu cá công suất lớn được ngư dân tiếp nhiên liệu, lương thực, nổ máy vươn khơi.

Ngư dân Phan Văn Tuy, chủ tàu cá NA 99678 TS cho biết, tàu của anh có công suất 650 Cv, chủ yếu khai thác ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ngày 24/9, khi đang khai thác trên vùng biển Hoàng Sa, anh nhận được thông tin bão số 4 sắp vào biển Đông nên khẩn trương đưa tàu vào cảng cá Tịnh Kỳ bán cá, neo trú tránh bão. Bão đã qua, anh Tuy khẩn trương chuẩn bị nhu yếu phẩm để chiều 30/9 cho tàu xuất bến.

"Phiên biển vừa rồi tàu tôi mới ra khơi được 4 ngày, nhưng nghe báo bão nên phải quay về đây neo trú. Số cá, mực bán được chưa đủ bù chi phí. Chuyến này vươn khơi chỉ mong thu được nhiều hải sản để anh em bạn tàu có thu nhập”, anh Tuy cho biết.

Ngư dân Nguyễn Thanh Tân, trú xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng cũng hối hả nạp dầu, chuyển đá lạnh và lương thực lên tàu trong niềm phấn khởi sau gần 1 tuần tàu cá nằm bờ tránh bão. Các thuyền viên trên tàu khẩn trương kiểm tra, sửa lại tấm lưới, máy móc để sẵn sàng vươn khơi. Anh Tân cho rằng, theo kinh nghiệm của ngư dân thì sau bão, cá thường nhiều hơn so với bình thường nên các chủ tàu đều tranh thủ xuất bến sớm. Hơn nữa, theo dự báo thời tiết, từ giờ đến cuối năm sẽ có nhiều cơn bão xuất hiện trên biển Đông, nên sau chuyến này có khi tàu phải nằm bờ cả tháng vì biển động.

Theo thống kê của Ban quản lý cảng cá Tịnh Kỳ, từ 9 giờ ngày 29/9 (hết lệnh cấm biển) đến 9 giờ ngày 30/9, có 36 lượt tàu, thuyền rời cảng. Để đáp ứng nhu cầu vươn khơi của các chủ tàu, Ban quản lý cảng lên kế hoạch sắp xếp, bố trí thứ tự các tàu lấy hàng hợp lý, trong thời gian nhanh nhất có thể; đồng thời, yêu cầu bộ phận hậu cần cảng luôn sẵn sàng cung ứng kịp thời xăng dầu, đá, nhu yếu phẩm để các tàu sớm xuất bến.

Sinh sống dọc theo bờ biển, khi bão tan, người dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã đổ ra biển và cùng nhau hướng về phía khơi xa. Từng tốp người vui cười, tất bật chuẩn bị cho phiên biển mới.

Ngư dân Lê Văn Thạch, xã Bình Châu cho biết, sau khi lệnh cấm biển được dỡ bỏ, các ngư dân khẩn trương sửa chữa ngư lưới cụ, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước, đá tiếp tục ra khơi, bám biển.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, toàn xã có khoảng 480 tàu đánh bắt xa bờ, với khoảng 9.000 người sinh sống bằng nghề đi biển, chiếm 2/3 dân số địa phương. Số tàu cá và ngư dân khai thác ở hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa chiếm 80% trong số đó. Trung bình hàng năm, ngư dân xã Bình Châu cung cấp khoảng 16.000 - 20.000 tấn hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Phát triển kinh tế biển hàng năm đã đem lại thu nhập cho các gia đình và địa phương khá lớn. Vì vậy, ngư dân luôn có tinh thần quyết tâm bám biển rất cao. Do đó sau bão, không khí chuẩn bị ra khơi rất khẩn trương, rộn ràng với các công việc như đưa đá lên khoang, tiếp nhiên liệu cho chuyến vươn khơi dài ngày.

"Hiện nay, trời hửng nắng, không có gió nhưng chúng tôi vẫn khuyến cáo ngư dân phải cập nhật thông tin thời tiết liên tục, khai thác ở ngư trường không quá xa để đề phòng thời tiết xấu có thể trở lại”, ông Hùng nói.

Trong đợt bão số 4, tại các cảng neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh có 1.750 tàu thuyền của ngư dân trong và ngoài tỉnh về trú, tránh bão. Do đó, ngay sau khi lệnh cấm biển được dỡ bỏ, những đoàn tàu nối tiếp nhau ra khơi, đánh bắt tôm, cá với mong ước về một phiên biển đạt sản lượng, giá trị cao.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục