(HBĐT) - Mặc dù ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Lương Sơn đã xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai. Song trước diễn biến phức tạp, khó lường của các loại hình thiên tai, 9 tháng năm nay, Lương Sơn là một trong những địa phương chịu thiệt hại lớn nhất tỉnh do thiên tai gây ra với giá trị thiệt hại ước trên 181,7 tỷ đồng.




UBND xã Lâm Sơn (Lương Sơn) căng dây, treo biển cảnh báo khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao tại chân đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng.

  Thiên tai đã làm 5 người chết, 763 người phải di dời khẩn cấp; 1 nhà ở hư hỏng hoàn toàn, 11 nhà thiệt hại một phần, 166 nhà phải di dời khẩn cấp; 256,06 ha lúa, 69,54 ha hoa màu bị ảnh hưởng, thiệt hại; 297 con gia súc chết, bị lũ cuốn trôi; nhiều công trình thủy lợi, giao thông, điện bị sạt lở, hư hỏng.

 Đợt mưa bão lịch sử diễn ra từ ngày 8-9/9 đã khiến 2 người tử vong do nước lũ cuốn trôi; nhiều tài sản, cơ sở hạ tầng, nông, lâm thủy sản thiệt hại. Một số xã, thị trấn ngập úng cục bộ trên diện rộng như: thị trấn Lương Sơn, các xã: Tân Vinh, Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Cao Sơn, Liên Sơn, Cao Dương, Thanh Cao... Trên cơ sở kế hoạch, phương án đã được xây dựng, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các xã, thị trấn đã đảm bảo trực ban 24/24 giờ để chỉ đạo phương án PCTT đã đề ra, chủ động huy động lực lượng ứng phó, sơ tán người và tài sản của Nhân dân đến nơi an toàn. Chuẩn bị lương thực, thuốc men đảm bảo đời sống người dân, không để ai bị đói, bị khát khi thiên tai xảy ra.

  Dự báo những tháng cuối năm, thiên tai còn diễn biến khó lường, nguy hiểm. Do đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lương Sơn yêu cầu các xã, thị trấn và người dân nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi trước, trong và sau thiên tai. Anh Phùng Sinh Phúc, công nhân Công ty COASIA, Khu công nghiệp Lương Sơn, thuê trọ tại thôn Năm Lu, xã Hòa Sơn chia sẻ: Trận mưa bão lịch sử diễn ra đầu tháng 9 vừa qua đã khiến toàn bộ khu trọ chúng tôi thuê bị ngập. Thời điểm mưa to, đa số công nhân thuê trọ đi làm không kịp kê đồ đạc lên cao nên thiệt hại tương đối lớn. Rút kinh nghiệm, để nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai, hiện công nhân trong khu trọ thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết để chủ động ứng phó với mưa lũ, giông lốc, rét đậm, rét hại... Nghe dự báo trời mưa là chúng tôi kê đồ đạc lên cao, nhất là đồ điện tử đề phòng ngập úng xảy ra. 

  Để ứng phó với thiên tai những tháng cuối năm, UBND huyện Lương Sơn chỉ đạo thực hiện nghiêm mục tiêu: phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm "4 tại chỗ”. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác PCTT&TKCN. Tăng cường truyền tin, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, các chủ trương, văn bản chỉ đạo về công tác PCTT&TKCN. Đồng thời, phổ biến đến người dân các kiến thức, kinh nghiệm trong việc chủ động PCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác.

  Ngoài ra, các đơn vị, địa phương thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để tham mưu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện các phương án, biện pháp và giải pháp chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai. Tập trung rà soát các điểm dân cư có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập úng; tuyên truyền hướng dẫn người dân có phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ PCTT&TKCN. Từng bước nâng cao năng lực dự báo, cảnh bảo thiên tai để giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Đối với các công trình đang quản lý, khai thác, sử dụng, ngành chức năng  thường xuyên kiểm tra, đánh giá và xử lý các hạng mục hư hỏng, nâng cấp công trình đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra...


Thu Thủy

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục