(HBĐT) - Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn quản lý và khai thác, bảo vệ 84 công trình, trong đó có 61 hồ chứa, 19 bai dâng lấy nước, 4 cụm máy bơm thủy luân. Tổng diện tích phục vụ tưới hơn 4.000 ha lúa và màu trong năm. Đơn vị đã chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập, từ đó có phương án xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi.


Công trình nâng cấp hồ Nang, xóm Mới Nang, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Công trình nâng cấp hồ Nang, xóm Mới Nang, xã Văn Nghĩa đang được thi công bởi Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn Hà Nội. Công trình có tổng mức đầu tư trên 13 tỷ đồng, với 5 hạng mục chính, gồm: nhà quản lý và vận hành; nâng cấp sửa chữa đập chính; làm mới tràn xả lũ; 1 cống lấy nước và đập phụ; đường quản lý dài 670 m. Chỉ huy trưởng công trình Nguyễn Đức Thọ cho biết: Hiện tại không có dấu hiệu gây mất an toàn đến công trình. Công trình thuỷ lợi hồ Nang đáp ứng yêu cầu về việc ổn định và vận hành an toàn trong mùa mưa lũ. Chúng tôi huy động nhân lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu cuối tháng 12 bàn giao, đưa vào sử dụng.

Để chủ động được nguồn nước phục vụ cho các diện tích tưới theo kế hoạch, ngay từ đầu năm, chi nhánh chỉ đạo các cụm quản lý tốt nguồn nước từ các công trình được giao quản lý, tập trung tích nước cho các công trình hồ chứa đã hết nước khi mùa mưa đến, đảm bảo tích nước đạt từ 90 - 95% dung tích thiết kế của hồ chứa, một số công trình tích nước đảm bảo đúng theo thiết kế. Lập phương án đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du đập, thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm phát hiện sớm những sự cố có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong năm 2021, các công trình do chi nhánh quản lý đảm bảo ổn định, nhưng do ảnh hưởng của mưa bão, một số hạng mục bị hư hỏng, như hệ thống kênh mương công trình thủy luân Nại, xã Tân Mỹ; hệ thống thoát lũ và kênh mương hồ Đam Sống, xã Yên Nghiệp… Do đó, chi nhánh chủ động khắc phục sửa chữa tạm thời một số hạng mục cấp bách và các công trình thường xuyên bị ngập nước. Năm 2022, đơn vị có kế hoạch sửa chữa 4 công trình với kinh phí khoảng 600 triệu đồng, gồm hồ Đam Sống sửa chữa kênh mương và đường tràn; hệ thống trạm bơm thủy luân Nại sửa chữa đường tràn; hồ Chóng sửa chữa kênh mương và lắp đặt biển cảnh báo tại các công trình. Hiện đang lập hồ sơ sửa chữa các công trình bị hư hỏng, sớm đưa vào thi công khi được công ty phê duyệt.

Cùng với đó, chi nhánh thực hiện tốt việc phát dọn mái đập, đường tràn, đào và nạo vét khơi thông các tuyến kênh mương đảm bảo việc dẫn nước tưới tới các khu tưới. Cụ thể, đã huy động 6.993 ngày công thực hiện đào đắp 6.224 m3; phát quang 76.875 m2 với kinh phí gần 500 triệu đồng.

Đồng chí Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn cho biết: Để đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, đơn vị đã hoàn thiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du đập và được công ty phê duyệt. Xây dựng phương án phòng, chống lũ bão đối với công trình trọng điểm, đặc biệt đối với công trình hồ chứa. Bên cạnh đó, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của chi nhánh, cùng với địa phương nhằm chủ động, kịp thời ứng phó với tình hình mưa bão xảy ra. Tranh thủ tích đủ nước cho các công trình khi mùa mưa đến. Thường xuyên kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa bão, đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình hồ chứa đơn vị được giao quản lý. Tiếp tục bám sát, đôn đốc nhà thầu đang sửa chữa, nâng cấp các công trình khẩn trương hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng, đảm bảo tích đủ nước phục vụ sảm xuất. Lắp đặt lại hệ thống máy đóng mở các công trình không thi công đúng theo kế hoạch đề ra để tích nước phục vụ tưới cho vụ chiêm xuân 2023.

 Đinh Thắng

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục