(HBĐT) - Ngoài hệ thống hạ tầng mạng, thiết bị CNTT được quan tâm đầu tư; chính quyền điện tử (CQĐT) được triển khai hiệu quả; các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người dân được tiếp nhận, xử lý, giải quyết trên môi trường điện tử... nhiều sản phẩm nông nghiệp của địa phương như bí xanh, lặc lày đã được hỗ trợ, đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân...


Học sinh trường TH&THCS Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn tiếp nhận tư duy giáo dục mới, vận dụng kiến thức về khoa học kỹ thuật, CNTT để sáng tạo mô hình nhà ở thông minh.

Thành công bước đầu

Theo đồng chí Bùi Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thượng (Kim Bôi), đây là những điểm mới, nét mới, sự chuyển biến mới trong bức tranh KT-XH của địa phương kể từ khi Nam Thượng được tỉnh lựa chọn là 1 trong 2 địa phương thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số (CĐS) cấp xã. Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm, Nam Thượng đã đạt được một số kết quả quan trọng, nổi bật nhất là tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về CĐS. Người dân đã hiểu về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, mức độ 4, có ý thức làm hồ sơ thủ tục trực tuyến nên không còn tình trạng phải chờ đợi, xếp hàng tại bộ phận "một cửa”. Qua đó, đưa tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC qua phần mềm "một cửa” điện tử của xã đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ nộp qua cổng DVCTT mức độ 3, mức độ 4 đạt 100%. Cùng với xây dựng CQĐT, việc phát triển "kinh tế số” ở Nam Thượng cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhiều sản phẩm nông nghiệp như bí xanh, dưa chuột, lặc lày, rau an toàn được đưa lên sàn TMĐT. Một số mô hình liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ cao được triển khai, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cũng như Nam Thượng, kể từ khi được lựa chọn, triển khai mô hình CĐS cấp xã, Liên Sơn (Lương Sơn) từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân. Do đặc thù là xã sáp nhập từ 3 xã nên dân số đông, địa bàn rộng. Do vậy, trước khi triển khai mô hình CĐS, công tác lãnh đạo, điều hành, triển khai các văn bản chỉ đạo của xã về các thôn xóm còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi thí điểm CĐS, hạ tầng mạng, thiết bị CNTT được đầu tư. Bên cạnh giao tiếp với người dân qua văn bản, đài truyền thanh, một số thông tin được chính quyền xã thực hiện qua hệ thống tin nhắn SMS, zalo để trưởng thôn, bí thư chi bộ, người dân kịp thời nắm bắt nội dung, tinh thần chỉ đạo. Xã cũng chủ động kết nối, phối hợp với Bưu điện, Viettel post hướng dẫn cho hàng trăm người dân và hộ sản xuất tham gia sàn TMĐT "Post mart”, "Voso”, "sendo”... để quảng bá, giới thiệu, bán các sản phẩm nông nghiệp của địa phương như chuối của HTX Viba thôn Tân Sơn, trứng vịt Hùng Tiến của HTX thôn Sòng, HTX dịch vụ Thuận Phát thôn 3/2B...

Đồng chí Nguyễn Minh Thanh, Phó trưởng Phòng CNTT, Sở TT&TT chia sẻ: Những thành công bước đầu trong triển khai thí điểm mô hình CĐS cấp xã ở Nam Thượng và Liên Sơn chính là cơ sở để Sở TT&TT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh nghiên cứu, đẩy mạnh CĐS hướng đến hoàn thiện CQĐT, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số theo Nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án CĐS của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Nỗ lực hoàn thiện "chính quyền số, kinh tế số và xã hội số”

Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để thực hiện mục tiêu xây dựng và hoàn thiện "chính quyền số, kinh tế số và xã hội số”, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ CĐS nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh. Trong đó đã ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Tập đoàn công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty cổ phần FPT về CĐS giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về xây dựng văn hóa số, phổ cập kỹ năng số trong cộng đồng; coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; đẩy mạnh cung cấp DVCTT cho doanh nghiệp và người dân; tăng cường xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, xây dựng hệ thống "một cửa” thông suốt từ cấp tỉnh đến xã để thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông...

Theo thống kê, trung bình hàng năm, các cơ quan Nhà nước 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) trong toàn tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết trên 400 nghìn hồ sơ TTHC. Qua đó đã tăng hiệu quả làm việc và chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội. Hiện nay, tỉnh đã thực hiện tích hợp được 1.170 DVCTT trên Cổng DVC quốc gia; Cổng DVCTT của tỉnh đang cung cấp 1.623 DVCTT mức độ 3, mức độ 4. Trong đó, có 621 DVC mức độ 3 và 1.002 DVC mức độ 4. Toàn tỉnh có 80% doanh nghiệp tiến hành giao dịch TMĐT.

Cùng với từng bước hoàn thiện xây dựng CQĐT, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, thời gian qua, tỉnh đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng CNTT để phát triển "kinh tế số”. Đáng kể nhất là tỉnh xây dựng hoàn thiện hệ thống du lịch thông minh để phục vụ mục tiêu phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với 4 thành phần gồm: Cổng du lịch thông minh; ứng dụng du lịch Hòa Bình trên thiết bị di động; tạo lập cơ sở dữ liệu về các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, khách du lịch và kết nối liên thông giữa cơ quan nhà nước về du lịch với doanh nghiệp du lịch; hệ thống wifi công cộng tại các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục thông minh trong công tác quản lý và dạy học ở hầu khắp các trường học trong toàn tỉnh; xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế thông minh tại 100% cơ sở khám, chữa bệnh để thực hiện công tác quản lý, khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT cho người dân; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT, CĐS mạnh mẽ trong SX-KD như xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đã được chứng nhận...

Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, với những nỗ lực xây dựng và hoàn thiện "chính quyền số, kinh tế số và xã hội số” thời gian qua đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo động lực cho phát triển KT-XH của tỉnh một cách toàn diện và bền vững. Đó cũng là nền tảng, định hướng để tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh CĐS một cách hiệu quả trong thời gian tới.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục