(HBĐT) - Trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, UBND huyện Lương Sơn đã chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng phương án ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ", hạn chế thấp nhất rủi ro và thiệt hại.


Do khối đá bị sạt trượt, 11 hộ dân xóm Lạt, xã Liên Sơn (Lương Sơn) trong khu vực nguy cơ cao bị ảnh hưởng phải sơ tán tạm thời. 

Huyện quan tâm kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) các cấp; phê duyệt, triển khai các kế hoạch PCTT và phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro trên địa bàn. BCH PCTT&TKCN huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; phối hợp các sở, ngành và phòng, ban cấp huyện tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật PCTT&TKCN và các văn bản, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, cách phòng tránh đến cán bộ, Nhân dân. Thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm và chuẩn bị sẵn các phương tiện tham gia TKCN. Xây dựng Quỹ PCTT đạt trên 736 triệu đồng (khối xã, thị trấn đạt gần 300 triệu đồng; khối cơ quan, đơn vị đạt trên 80 triệu đồng; khối doanh nghiệp đạt trên 360 triệu đồng). 

Năm 2022, trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của 9 cơn bão và 2 đợt áp thấp nhiệt đới; 74 ngày mưa dông, lốc sét, mưa đá, 9 đợt nắng nóng và 3 đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Thiên tai đã làm 4 người chết và thiệt hai khoảng hơn 182 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2023, huyện cũng đã chịu ảnh hưởng của các đợt dông, lốc, sét. Đặc biệt, các đợt nắng nóng kéo dài diện rộng với nền nhiệt nhiều nơi trên 400C đã làm mực nước các sông, suối, hồ, đập cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân. 
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, BCH PCTT&TKCN đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại; bố trí nguồn kinh phí và huy động nguồn lực trong cộng đồng để tu bổ, khắc phục các công trình thủy lợi, giao thông; hỗ trợ tu sửa nhà cho Nhân dân, di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở. 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ mùa mưa bão năm 2022, trên địa bàn huyện Lương Sơn có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, hiện đang trong quá trình khắc phục. Đặc biệt, khu vực đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn; đồi Gốc Đa, xóm Vé, xã Tân Vinh bị sạt lở đã phải di dời tạm thời các hộ bị ảnh hưởng. Đầu tháng 6 năm nay, tại xóm Lạt, xã Liên Sơn đã xảy ra hiện tượng nứt và sạt trượt đá phải sơ tán 11 hộ dân khỏi khu vực nguy cơ ảnh hưởng. Đến nay, khu vực sạt lở đá này chưa được đánh giá tác động tổng quan, chưa có phương án giải quyết dứt điểm. 

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Hai khu vực sạt lở đất tại đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn và đồi Gốc Đa, xóm Vé, xã Tân Vinh đều đã có dự án chống sạt lở và ổn định dân cư. Do nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, dự án chưa được thi công. Các hộ hiện vẫn tiếp tục trong tình trạng ở tạm và khẩn trương sơ tán khi có mưa lớn. Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện tính đến phương án xử lý hạ tải trước khu vực bị sạt lở nặng. Tuy nhiên, đó là giải pháp trước mắt, về lâu dài, huyện đề nghị UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 để có cơ sở thông báo thu hồi đất, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng giao chủ đầu tư thực hiện thi công công trình kè chống sạt lở. Riêng dự án kè chống sạt lở đồi Gốc Đa tại xóm Vé, xã Tân Vinh, UBND huyện đã phê duyệt chủ trương đầu tư bằng nguồn ngân sách. Song, việc thực hiện các thủ tục đầu tư gặp nhiều vướng mắc do phải thực hiện nhiều bước, mất nhiều thời gian, trong khi mùa mưa bão đã đến. UBND huyện đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành xem xét cho công bố tình huống khẩn cấp, thực hiện việc xử lý cấp bách để sớm triển khai dự án. 

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, tại khu vực sạt lở đá xóm Lạt, xã Liên Sơn, những ngày mưa to liên tiếp, các hộ dân bị ảnh hưởng phải sơ tán đi ở tạm. UBND xã Liên Sơn chỉ đạo xóm Lạt căng dây, cắm biển báo và thường xuyên cử người gác không cho người dân đến khu vực sạt lở. UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, hướng dẫn và đưa ra phương án giải quyết dứt điểm trong thời gian sớm nhất để người dân ổn định cuộc sống.

PV


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Ước thiệt hại trên 2 tỷ đồng sau mưa lớn

(HBĐT) - Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mai Châu, ngày 24 - 25/6, trên địa bàn huyện xảy ra mưa giông đã làm một số công trình giao thông bị sạt lở, tổng thiệt hại ước khoảng trên 2.023 triệu đồng.  

Mưa lớn ở Bắc Bộ: Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ

Do mưa lớn kéo dài khu vực miền núi phía Bắc, người dân cần chủ động tuân thủ theo các khuyến cáo để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

HBĐT) - Ngày 25/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, giảm thiểu thiệt hại.

Thời tiết ngày 25/6: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Từ đêm 25/6, mưa lớn ở khu vực phía Tây Bắc Bộ giảm dần.

Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Nhựa Lạc Sơn

(HBĐT) - Đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh vừa kiểm tra công tác ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ và các nội dung liên quan thực thi pháp luật, chế độ chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp tại Công ty TNHH Nhựa Lạc Sơn.

Thời tiết ngày 23/6: Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 23/6 đến ngày 25/6, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Mưa dông thường xảy ra vào chiều và tối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục