(HBĐT) - Là tỉnh có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi và thường phải gánh chịu các đợt mưa lớn kéo dài, Hòa Bình được xếp vào khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét trong mùa mưa bão.


Ngay khi tuyến đường 433 qua địa phận xã Hoà Bình (TP Hòa Bình) bị sạt lở trong đợt mưa lớn cuối tháng 8 vừa qua, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn xã đã cắm biển cảnh báo và thiết lập 2 chốt chặn để người dân phòng tránh. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trên địa bàn hiện có 234 điểm với hơn 5 nghìn hộ nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai cao cần có phương án bố trí sắp xếp ổn định dân cư. Trong đó có 143 điểm với hơn 3 nghìn hộ có nguy cơ sạt lở cần bố trí ổn định dân cư; 21 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét với khoảng 167 hộ bị ảnh hưởng; 70 điểm thường xuyên bị ngập úng với hơn 1.700 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó nhiều điểm sạt lở đã được UBND tỉnh xếp vào dự án cấp bách triển khai phương án xử lý như: khu vực tổ 15, phường Đồng Tiến; khu vực đồi Ông Tượng, phường Thái Bình (TP Hòa Bình); khu đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn (Lương Sơn)…

Ảnh hưởng của bão số 1 vừa qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm sạt lở gây thiệt hại tương đối lớn. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ sạt lở đá tại đèo Thung Khe (Mai Châu) khiến 1 xe ô tô hư hỏng nặng; nhiều tuyến đường cũng bị sạt lở đất, đá gây ách tắc giao thông cục bộ. 

Từ thực tế đó, nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng do sạt lở đất, đá gây ra, ngành chức năng, các huyện, thành phố thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo đến người dân về nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão. Đồng chí Nguyễn Minh Tân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Mai Châu là một trong những địa bàn có nguy cơ cao xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão. Do đó, ngay khi bước vào mùa mưa bão năm 2023, huyện đã rà soát, kiểm tra tại các xã, thị trấn, những điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở để cảnh báo, tuyên truyền đến người dân. Ngoài ra, huyện chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư theo phương châm "4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với mưa lớn gây sạt lở, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cũng như huyện Mai Châu, các huyện, thành phố trong tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ, sạt lở đất. Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (BCH PCTT-TKCN&PTDS) các huyện, thành phố đã kiểm tra các xã, phường, thị trấn và tuyên truyền, hướng dẫn người dân có biện pháp chủ động phòng, chống; bố trí lực lượng ứng trực để sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn các trường hợp gặp nguy hiểm do mưa lũ gây ra… 

Đồng chí Nguyễn Minh Anh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Ngoài các khu vực có nguy cơ sạt lở, trong huyện có nhiều dòng suối độ dốc cao, nước chảy siết, vì vậy khi mưa lớn, mực nước lên rất nhanh, nhiều ngầm bị ngập sâu. Đã có nhiều vụ người dân chủ quan qua các ngầm khi nước chảy siết nên bị nước cuốn trôi. Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, ngay khi bước vào mùa mưa bão, huyện đã chỉ đạo rà soát, cắm biển cảnh báo các điểm có nguy cơ sạt lở và các ngầm. Thành lập chốt chặn, tuyên truyền trên loa yêu cầu người dân không đi qua khu vực nguy cơ sạt lở và qua ngầm khi nước chảy siết. Rà soát, lên danh sách và sẵn sàng phương án di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi mưa lớn kéo dài. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để thông tin kịp thời đến người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

BCH PCTT-TKCN&PTDS tỉnh thường xuyên ban hành các công điện, công văn chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo dõi sát diễn biến thời tiết để triển khai các phương án ứng phó với thiên tai. Đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT cho biết: Để chủ động phòng chống sạt lở, BCH PCTT-TKCN&PTDS tỉnh đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan kiểm tra tại các huyện, thành phố; kiểm tra, rà soát các vị trí trọng yếu, nguy cơ xảy ra sạt lở khi có mưa lớn để đưa ra biện pháp khắc phục, trong đó, đặt mục tiêu tính mạng người dân lên trên hết. Ngoài ra, tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo tại các khu vực xảy ra sạt lở đất… Đối với một số điểm tiềm ẩn nguy cơ sạt lở lớn, tỉnh đã lắp hệ thống đo cảnh báo sạt trượt. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm sạt lở lòng sông, lòng suối, khu vực gần núi có nguy cơ sạt lở cao hiện chưa được lắp cảnh báo. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nghiêm túc chấp hành các chỉ đạo, hướng dẫn trong việc di dời khỏi khu vực nguy cơ sạt lở. 

 Đinh Hòa

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục