Ngày 13/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.


Nhân viên thú y tiêm phòng bệnh cho đàn lợn tại một hộ gia đình ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
  
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8447/VPCP-NN ngày 27/10/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng và trình ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi dịch tả lợn châu Phi  lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 2/2019, vì nhiều lý do khác nhau nên không thể áp dụng cơ chế được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. 

Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi  theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019. 

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2023 về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) năm 2019 (hết hiệu lực vào ngày 31/12/2019); Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh DTLCP năm 2020 (đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2020). 

Từ đầu năm 2021 đến tháng 10/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có trên 10 văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục cho phép áp dụng cơ chế được quy định tại Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020. 

Ngày 18/10/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 8108/VPCP-NN gửi các bộ liên quan và các địa phương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục.

Theo đó, giao "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục theo đúng quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ cho đến khi Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành”.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho chủ trương xây dựng "Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật” để thay thế cơ chế được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP. 

Ngày 29/6/2023, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4809/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đồng ý và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng "Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật” theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ trong quý IV/2024.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành đúng tiến độ vào quý IV/2024.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, việc hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, theo các quy định này, các địa phương chỉ áp dụng để hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch đối với 3 bệnh: lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và cúm gia cầm; không thể áp dụng cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh khác như dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục… 

Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để kịp thời tiêu hủy động vật và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, lực lượng thú y không đủ số lượng tham gia triển khai phòng, chống. Nhất là xử lý tiêu hủy động vật rất vất vả do thường phải vận chuyển lợn, trâu, bò rất to, nặng từ các chuồng nuôi ra chỗ tiêu hủy. Việc này cũng có nguy cơ cao bị tai nạn, nhiễm các loại mầm bệnh khác có khả năng lây sang người. Các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh thường chậm nhận được tiền hỗ trợ từ nhà nước, ảnh hưởng đến đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các địa phương còn phải huy động lực lượng khác, bao gồm: Cán bộ cấp xã, trưởng thôn, thanh niên tình nguyện, lực lượng vũ trang, thuê lao động phổ thông của địa phương để tham gia phòng, chống dịch bệnh. Do đó, cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ lực lượng này khi tham gia triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật.

Theo khoản 3 Điều 30 Luật Thú y, cũng như để huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả, tránh tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang xem xét, quyết định hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống DTLCP từ năm 2021 và bệnh viêm da nổi cục từ năm 2020 cho đến khi Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành. Mức hỗ trợ 150.000 đồng/người/ngày làm việc; 250.000 đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, Tết.

Theo TTXVN

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục