Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.



Hộ chăn nuôi xã Gia Mô (Tân Lạc) che chắn chuồng trại phòng, chống rét cho vật nuôi.

Huyện Tân Lạc có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện tổng đàn gia súc toàn huyện gần 70.000 con, trong đó có trên 16.820 con trâu, gần 10.960 con bò; gần 40.820 con lợn. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năm nay mùa đông đến muộn, tuy nhiên đợt rét đậm này nhiều nơi trên địa bàn huyện có thời điểm nhiệt độ xuống dưới 100C, đi cùng với các hiện tượng thời tiết bất lợi như sương mù, sương muối… gây ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi gia súc.

Đồng chí Bùi Đức Hiển, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Phòng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh đói, rét cho đàn vật nuôi; hướng dẫn hộ chăn nuôi tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn ủ chua dự trữ; khuyến cáo bà con nên chăn thả vào những ngày nắng ấm, những đợt rét đậm, rét hại phải che chắn kín chuồng trại, không chăn thả gia súc ra ngoài trời.

Xã Gia Mô là một trong những địa phương có số lượng đại gia súc lớn của huyện với trên 3.500 con trâu, bò. Để chủ động các phương án phòng, chống đói, rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, xã chỉ đạo các xóm vận động và hướng dẫn hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn, cỏ ủ chua; tu sửa, gia cố chuồng trại, đảm bảo khu vực chăn nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ. Đến nay, 100% hộ chăn nuôi của xã đã xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, chủ động nguồn thức ăn dự trữ. Bên cạnh đó, diện tích trồng cỏ voi được mở rộng với hơn 80 ha.

Gia đình anh Bùi Văn Chành, xóm Gia Phú, xã Gia Mô có 5 con bò, 3 con lợn nái, 14 con lợn thịt. Từ đầu tháng 11, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, gia đình anh đã thực hiện các biện pháp che chắn chuồng trại, chuẩn bị đủ các loại thức ăn dự trữ cho đàn vật nuôi. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên trong quá trình chăn nuôi, đàn gia súc của gia đình anh ít bị ảnh hưởng trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại. Anh Chành chia sẻ: Như kinh nghiệm nhiều năm nay, từ khoảng giữa tháng 7, gia đình tôi đã chủ động dự trữ trên 1 tấn rơm rạ, bã bia, thân chuối, ngoài ra có khoảng 300m2 trồng cỏ voi, đủ cho gia súc dùng đến hết mùa đông.

Đồng chí Bùi Văn Bự, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Mô cho biết: Điều kiện thời tiết diễn biến bất thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nên ngoài việc chủ động các phương án phòng, chống đói, rét cho gia súc, xã đã triển khai các chương trình của tỉnh, huyện hỗ trợ trong công tác tiêm phòng cho đàn gia súc như: vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục, từ đó chủ động kiểm soát được dịch bệnh, tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi…

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, các cơ quan chuyên môn của huyện khuyến cáo hộ chăn nuôi không chủ quan, lơ là; thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết qua các kênh thông tin để chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống đói, rét, bảo vệ đàn gia súc; hướng dẫn vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn cho vật nuôi; triển khai phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt trong tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn; hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản...


Quyên Anh

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục