Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh.
Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc thiếu nước gây ra đối với sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Tiếp tục triển khai Công điện số 01/CĐ-UBND, ngày 17/01/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tiếp tục triển khai các văn bản hướng dẫn, đôn đốc phòng chống hạn hán, thiếu nước cho sản xuất tại Công văn số 273/SNN-TL, ngày 25/01/2024, Công văn số 712/SNN-TL, ngày 19/3/2024 của Sở NN&PTNT.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước của địa phương phù hợp với các kịch bản nguồn nước. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.
Tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của Sở NN&PTNT và các sở, ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước; trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.
Chủ động nạo vét kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, kết hợp tận thu vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật; rà soát, đánh giá khả năng lấy nước các công trình thủy lợi, nhất là dọc các tuyến sông, suối xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước để chủ động triển khai các giải pháp thích ứng phù hợp.
Bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán; ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình lấy nước ven sông và hồ chứa nước ngọt.
Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đối với các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước; tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước ở các địa phương, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan T.Ư xem xét, hỗ trợ các địa phương (nếu có).
Chỉ đạo, đôn đốc các chủ hồ chứa thủy điện phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng phương án vận hành, sản xuất điện trong bối cảnh xảy ra thiếu nước tại các hồ thủy điện, bảo đảm cân đối nguồn nước dành cho phát điện, phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, phòng chống hạn hán, thiếu nước...
Đ.H (TH)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/4, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió yếu trên mực 1.500m nên ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 4/4, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 40 - 45%.
Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, ngày 1/4, trên địa bàn tỉnh có nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất từ 35 - 38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30 - 45%.
Tháng 4, miền Bắc và miền Trung sẽ bước vào đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay. Đây là đợt nắng nóng gay gắt và đến sớm hơn so với mọi năm.
Ngày 30/3, tại huyện Mai Châu, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hoà Bình) tổ chức Diễn tập an toàn, xử lý sự cố, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, an toàn thông tin năm 2024.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.