Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) tại xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) hiện đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà ứ đọng nước sau những trận mưa… Thực tế đó đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và vận chuyển, giao thương hàng hóa của nhân dân trên địa bàn. Đồng thời là rào cản trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đường giao thông tại xóm Trăng Tà, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) xuống cấp, gây khó khăn cho đi lại của nhân dân.
Vất vả đưa con tới lớp, chị Bùi Thị Trang ở xóm Trăng Tà ngán ngẩm bởi con đường "nắng thì bụi bặm, mưa thì lầy lội”. Nhiều đoạn đường bề mặt xói mòn do nước mưa từ trên đồi cao chảy xuống nên chị phải xuống xe dắt bộ. Chị Trang trăn trở: "Mưa to đường sá lầy lội, trẻ nhỏ đến trường rất khó khăn. Tôi và nhiều phụ huynh phải dựng xe đầu dốc cõng con xuống trường do đất, đá lởm chởm, nhiều khúc cua gấp, phụ nữ tay lái yếu điều khiển phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn”.
Tìm hiểu được biết, đây là tuyến đường giao thông liên xóm dài 9km, nối quốc lộ 6 và tỉnh lộ 436. Hàng ngày, lưu lượng phương tiện và người dân di chuyển trên cung đường này đông đúc. Đặc biệt đoạn đường chạy qua khu vực xóm Trăng Tà, xóm Hông Thọng và xóm Cò có 4 trường học với gần 800 học sinh đi lại mỗi ngày. Thực tế cho thấy, tuyến đường đã hư hỏng trầm trọng trong nhiều năm qua.
Cô giáo Nguyễn Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Do Nhân cho biết: Vào cao điểm đầu giờ sáng và giờ tan học, tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc do lưu lượng người và phương tiện lưu thông đông. Nguyên nhân do đường xuống cấp, hẹp nên việc di chuyển khó khăn. Cũng tại khu vực này nhiều thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh đã bị ngã. Nhà trường mong muốn chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, nâng cấp đường để đảm bảo an toàn cho lưu thông.
Xã Nhân Mỹ có gần 7.900 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm. Xác định giao thông là tiêu chí quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chính quyền xã sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng GTNT. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ cứng hóa ước đạt trên 70% (toàn xã có gần 60 km đường GTNT). Tổng kinh phí thực hiện 55,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 7 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 8 tỷ đồng, ngân sách huyện 33,4 tỷ đồng; vốn huy động từ nhân dân, gồm tiền mặt, hiến đất, ngày công ước tính 6,1 tỷ đồng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, các tuyến đường GTNT trên địa bàn hiện đã hư hỏng. Một số tuyến chưa được đầu tư xây dựng, không đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là một số tuyến đường trọng điểm nối liền các khu dân cư, thôn, xóm như tại các xóm Bận Dọi, Bùi Nước, Ào U…
Cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp thôn, xóm, khu dân cư tổ chức rà soát, kiểm tra đánh giá thực tế để báo cáo cấp trên. Huy động nguồn lực của địa phương tu sửa, xử lý cấp bách một số điểm bị hư hỏng nặng. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục hiến đất, đóng góp ngày công lao động mở rộng đường GTNT để thuận tiện đi lại, đảm bảo giao thương và vận chuyển hàng hóa.
Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Mỹ cho biết: "Giao thông là tiêu chí quan trọng, tiền đề để hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng GTNT trên địa bàn hầu hết đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu dân sinh. Cấp ủy, chính quyền địa phương mong muốn nhà nước quan tâm, bố trí, phân bổ nguồn kinh phí để tu sửa, đầu tư nâng cấp đường. Ưu tiên nguồn lực xây dựng các tuyến huyết mạch, có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế. Xã tích cực tuyên truyền, huy động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công để mở rộng các tuyến đường GTNT. Qua đó tiếp tục củng cố, nâng cao tiêu chí giao thông, hiện thực hóa xã đạt chuẩn nông thôn mới”.
Đức Anh
Ngày 26/11, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 2166/UBND-KTN về việc chủ động ứng phó với rét trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Lạc Thủy tích cực chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất và đổi mới, sáng tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Cuối năm nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Cùng với đó là thời tiết hanh khô nên nguy cơ cao về cháy, nổ điện. Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều giải pháp để phòng cháy, nổ điện, cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ hơn 273 nghìn khách hàng trên địa bàn tỉnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, với lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6giờ).