Công nghệ vũ trụ (CNVT) là lĩnh vực công nghệ cao đặc biệt nhằm khám phá và sử dụng khoảng không vũ trụ, thiết thực phục vụ lợi ích của con người. Chúng ta đã xây dựng "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020". Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đã được Chính phủ xác định là Dự án trọng điểm. Tuy nhiên để trở thành hiện thực còn phải giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập.

Hơn 50 năm đã trôi qua kể từ ngày Liên Xô (trước đây) lần đầu phóng thành công vệ tinh nhân tạo, tiếp đó con người bay quanh trái đất và đặt chân lên mặt trăng, khoa học và CNVT đã có bước phát triển lớn. Nó đã được ứng dụng hết sức rộng rãi và có hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia và trên toàn thế giới. CNVT là sự tích hợp của nhiều ngành khoa học - công nghệ khác nhau. Quá trình tích hợp của công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin địa lý, công nghệ định vị nhờ vệ tinh đã cho phép con người số hóa công tác đo đạc bản đồ phục vụ việc xây dựng các hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo sớm các thảm họa, thiên tai; nhất là xác định lưới tọa độ dẫn đường cho các phương tiện giao thông thủy, bộ, hàng không; giúp hàng tỷ người ở khắp các châu lục khác nhau có thể theo dõi kịp thời những sự kiện lớn đang diễn ra bất cứ đâu thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình...


Ở nước ta, sau "chuyến bay vũ trụ Liên Xô - Việt Nam" của Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Nga - Go-rơ-bát Cô cách đây gần 30 năm (từ ngày 23 đến 31-7-1980), một số thành tựu của khoa học và CNVT đã được triển khai, ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Ðặc biệt trong các lĩnh vực khí tượng thủy văn, thông tin liên lạc, viễn thám... Chỉ nói trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, một ngành sớm tiếp cận và ứng dụng CNVT vào hoạt động thực tiễn. Ðáng chú ý, năm 1997 Tổng cục khí tượng thủy văn được trang bị một trạm thu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, có thể thu được các ảnh đa phổ từ vệ tinh GMS, NOAA. Những hình ảnh loại này có độ chính xác cao hơn nhiều lần so với các ảnh trước đây, đã góp phần nâng cao chất lượng phát hiện, theo dõi và dự báo mưa, bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Gần đây, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (KH và CNVN) cũng đã chế tạo và cung cấp các trạm thu ảnh vệ tinh khí tượng với giá thành rẻ so nhập của nước ngoài. Quan sát trái đất từ vũ trụ (hay còn gọi là viễn thám) cũng là một chuyên ngành ứng dụng khá nhiều CNVT, được triển khai từ những năm 70 của thế kỷ trước. Sau chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước "Ứng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ" giai đoạn 1981-1985, viễn thám đã trở thành một công cụ được sử dụng tương đối phổ biến ở nước ta trong nghiên cứu khoa học và các hoạt động quản lý, sản xuất thuộc các ngành đo đạc bản đồ, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường... Không ít công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng viễn thám đã được thực hiện tại Viện KH và CNVN, Tổng cục địa chính và một số trường đại học trong các lĩnh vực hải dương học, khoa học trái đất, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ về thời gian và chủng loại trong chụp ảnh từ vệ tinh nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên, môi trường, cách đây hơn năm năm, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện Dự án xây dựng trạm thu và xử lý ảnh vệ tinh với tổng kinh phí khoảng 20 triệu ơ-rô bằng vốn vay ODA...


Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp, mặt khác những năm qua nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò của CNVT còn chưa đầy đủ, cho nên hoạt động nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn tản mạn, thiếu định hướng và sự phối hợp liên ngành. Cũng do chưa có chính sách quốc gia về nghiên cứu và ứng dụng CNVT, bởi vậy, đến nay hạ tầng CNVT ở nước ta hầu như chưa có gì, nguồn nhân lực chuyên ngành quá ít và bị phân tán. Dĩ nhiên chúng ta đi sau các nước trong khu vực như Thailan, Malaysia, Singapore... về lĩnh vực này. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực KH và CN như công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử viễn thông, vật liệu mới; đặt ra vấn đề đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta. Năm 2006, tại Quyết định số 137/2006/QÐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020". Với quan điểm chỉ đạo bao trùm: Phục vụ thiết thực và có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên, giám sát môi trường và thiên tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, theo phương châm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; góp phần nâng cao vị thế quốc tế, tiềm lực khoa học - công nghệ và sức mạnh của đất nước. Mục tiêu đến năm 2010, hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng CNVT, các chính sách bảo đảm nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng CNVT. Xây dựng hạ tầng ban đầu về CNVT, bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng... Theo đó, sau nhiều khâu chuẩn bị, Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc được giao cho Viện KH và CNVN với sự hỗ trợ của Nhật Bản thiết kế, xây dựng. Dự kiến Trung tâm này sẽ được xây dựng từ năm 2010 đến 2017 với nguồn vốn đầu tư 400 triệu USD. Các thành phần chính của dự án, như tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam cho biết sẽ xây dựng một trung tâm lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh, trạm thu phát tín hiệu vệ tinh, trung tâm nghiên cứu và triển khai, bảo tàng vũ trụ, đài thiên văn. Từng bước tiếp nhận chuyển giao, và tự chế tạo vệ tinh quan sát trái đất với công nghệ ra-đa hiện đại, có khả năng quan sát toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện thời tiết... Ðây quả là những nhiệm vụ hết sức nặng nề, trong khi hiện tại đội ngũ cán bộ mới có hơn 50 người (34 người trong biên chế) và số cán bộ được đào tạo chuyên ngành chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ðiều đặt ra theo các chuyên gia khoa học là phải có tổ chức "Ủy ban vũ trụ quốc gia", nghĩa là có một cơ quan đủ tầm "cầm chịch", để tổ chức và triển khai mọi hoạt động. Cùng với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vấn đề có tính cấp bách là đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và ứng dụng CNVT, nhằm mục tiêu khi Trung tâm vũ trụ đi vào hoạt động (năm 2018) có đội ngũ cán bộ khoảng 350 người đạt trình độ cao trong lĩnh vực này. Thậm chí cần có cơ chế tài chính để thu hút chuyên gia nước ngoài vào phục vụ. CNVT là tích hợp của các ngành KH, cho nên để triển khai, thực hiện chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT, trong đó có Dự án quy mô như Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc, cần một sự hợp tác, liên kết giữa Viện KH và CNVN với các đơn vị bộ, ngành trong nước, hợp tác quốc tế; nhất là sự quan tâm hơn của Nhà nước mới mong dự án được triển khai kịp thời và đạt hiệu quả. Không ngoài mục đích góp phần đẩy nhanh công cuộc CNH, HÐH nước nhà. Ðồng thời thu hẹp khoảng cách tụt hậu về CNVT so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới..
 
 
                                                                                  Theo ND

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục