Hội thảo có sự tham gia của đại diện
15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát biểu tại Hội thảo châu Á – châu Đại Dương về chính sách phát triển CNTT với chủ đề Hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp phát triển CNTT khai mạc hôm nay, 18-6, tại Hà Nội, Chủ tịch ASOCIO Kien Leong Looi cho rằng, hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp là yếu tố then chốt để tạo ra môi trường chính sách tốt cho ngành CNTT phát triển.

Theo ông Kien Leong Looi, việc xây dựng chính sách phát triển CNTT của mỗi quốc gia cũng giống như xây dựng một đội bóng đá, huấn luyện viên phải hiểu các cầu thủ, có phương pháp để phát huy được thế mạnh của mỗi cầu thủ, hạn chế điểm yếu của đội bóng.


 

Theo tiến sĩ Dan E Khoo, Chủ tịch Liên minh CNTT Thế giới WITSA, Malaysia phát triển CNTT thành công là nhờ chiến lược và sự nhất quán của Chính phủ trong ưu tiên phát triển CNTT liên tục gần 20 năm qua, nhất các các ưu đãi về hạ tầng, trụ sở làm việc, thuế, nhân lực. Nhờ vậy từ một nước nhập khẩu hầu hết thiết bị và dịch vụ CNTT, ngày nay công nghiệp CNTT đã chiếm 9,8% GDP quốc gia, bắt đầu xuất khẩu mạnh ra các nước.


 

Bà Kelly Hutchison, Tổng thư ký Hiệp hội công nghệ thông tin Australia (AIIA) chia sẻ kinh nghiệm của Australia trong xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng các chính sách khuyến khích sự sáng tạo trong các doanh nghiệp.


 

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Ấn Độ (NASSCOM) cho biết thành công của Ấn Độ nhờ sự đầu tư vào đào tạo nhân lực, biến Ấn Độ trở thành cường quốc công nghiệp phần mềm thế giới.


 

Thuyết trình của đại diện Nhật Bản, ông Sugiyama, Phó Chủ tịch Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) cho thấy cơ hội to lớn cho các nước và doanh nghiệp trong hợp tác gia công phn mềm cho thị trường Nhật Bản. Nhu cầu gia công phần mềm của Nhật Bản đang tăng mạnh tới 30% mỗi năm, đạt mức 4,3 tỷ USD vào năm 2008. Việt Nam cũng đang tận dụng tốt cơ hội này và hiện là đối tác gia công phần mềm lớn thứ ba của Nhật Bản, sau Trung Quốc và Ấn Độ.


 

Các tham luận từ Hàn Quốc, Việt Nam cũng cho thấy nhân lực là yếu tố các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. 


 

                 
             Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng: “Chính phủ Việt Nam
                            quan tâm, ưu đãi phát triển CNTT”.


 

Ông Jeung-bae Son, Giám đốc điều hành Liên đoàn Công nghiệp CNTT Hàn Quốc (FKII) cho biết Hàn Quốc có chương trình đào tạo nhân lực CNTT Hanium  được Chính phủ hỗ trợ rất mạnh. FKII sẵn sàng chia sẻ chương trình này với Việt Nam.


 

Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết, tại Việt Nam, CNTT và truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia. Phát triển CNTT là chiến lược then chốt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển mới với mục tiêu tăng tốc đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT vào năm 2020. Đề án này Chính phủ đang giao cho Bộ Thông tin – Truyền thông xây dựng.


 

Trong các ngày từ 17 đến 20-6, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) tại Hà Nội và TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Hội thảo quốc tế về chính sách phát triển CNTT với chủ đề: “Hợp tác Nhà nước và Doanh nghiệp để phát triển CNTT” trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO. Tham dự Hội thảo có 150 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và đặc biệt là gần 50 nhà lãnh đạo các Hiệp hội CNTT đến từ 15 nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Á, châu Đại Dương.

ASOCIO là liên minh lớn nhất, uy tín nhất về CNTT trong khu vực với 21 nền kinh tế thành viên, bao gồm thị trường CNTT với quyn 300 tỷ USD.

 

 

                                                                   Theo Báo ND

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục