Bãi sang- Phúc Sạn chưa phục hồi sau bão lũ, hiện đang trong trình trạng nguy cơ sạt lở cao

Bãi sang- Phúc Sạn chưa phục hồi sau bão lũ, hiện đang trong trình trạng nguy cơ sạt lở cao

(HBĐT) - Cơn bão số 1 với tên gọi Con Son đổ bộ vào nước ta vừa kết thúc đã xuất hiện một áp thấp nhiệt đới đang tiến về quần đảo Hoàng Sa và đã trở thành cơ bão số 2, cho thấy diễn biết bất thường và cực đoan của thời tiết năm nay. Trao đổi nhanh với PV Báo Hòa Bình điện tử, ông Trần Kim Phàn, Chi Cục trưởng Chi cục PCLB khẳng định: Cần hết sức cảnh giác và chuẩn bị chu đáo ứng phó với mưa lũ ngày càng thất thường bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân

 

PV: Cơn bão số 1 có ảnh hướng lớn đến tỉnh ta, thưa ông?

 

Ông Trần Kim Phàn: Cơ bão số 1 diễn biến phức tạp di chuyển nhanh,  hướng đi liên tục thay đổi, bất ngờ và khó lường, các dự báo đều chạy theo cơn bão. Trước diễn biến của cơn bão, cơ quan chỉ huy PCLB thường xuyên cập nhật theo dõi thông tin. Đối với Hòa Bình đã xuất hiện mưa kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ  đêm 17 đến rạng sáng ngày 18/7, nhưng cường độ nhẹ từ trung bình từ 50-90 ml, chưa gây hậu quả lớn về tính mạng và tài sản nhân dân. Riêng huyện Lạc Thủy là nơi mưa lớn nhất 161 ml, tuy nhiên không gây hậu quả lớn bởi mức nước tại các hồ đập, sông suối đang ở mức thấp khả năng thoát lũ nhanh. Một số huyện như Mai Châu, Kim Bôi mưa từ 50-130 mm nhưng cũng không gây thiệt hại. Trái lại, mưa đã giúp cải thiện cơ bản tình trạng hạn hán trên diện rộng trong sản xuất vụ mùa của tỉnh. Khoảng 10.000 ha đất vụ mùa đã cơ bản đủ nước, nhiều diện tích ngô bị cháy đã hồi sinh trở lại.

 

PV: Điều gì đáng lo ngại nhất khi đã xuất hiện cơ bão số 2?

 

Ông Trần Kim Phàn:  Điều kiện đặc thù của tỉnh miền núi và thực tế thì hậu quả mưa lũ gây cho tỉnh rất nặng nề.  Vào mùa mưa lũ, tỉnh thường xuyên xảy ra lốc xoáy, lũ quét, lũ ống và cả ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và tính mạng của người dân. Nguy cơ lớn xảy ra sạt lở tập trung tại các xã vùng đặc biệt khó khăn như xã Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng, Tòng Đậu ( Mai Châu) xóm Ong 1 xã Nam Phong, các xã Tân Minh, Tân Pheo (Đà Bắc), nguy cơ ngập úng tại các xã ven sông Bôi như Yên Bồng, Khoan Dụ, Cố Nghĩa (Lạc Thủy), các xã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh của huyện Lương Sơn, Kim Bôi, thị trấn Cao Phong, Nga Ba Tòng Đậu, tổ 10, 11- phường Thái Bình, tổ 8 phường Đồng Tiến, Thành Phố Hòa Bình, vùng hạ lưu thủy điện Hòa Bình; Các tuyến giáo thông vùng cao mới mở cũng thường xuyên xảy ra sạt lở khối lượng lớn gây ách tắc giao thông như tuyến 433, Bình Thanh- Thung Nai... Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay, một bộ phận người dân đã làm nhà và sinh sống ở những khu vực ven sông suối, dưới chân núi là những khu vực có nguy cơ lở sạt lở và lũ ống lũ quét đặc biệt là khi bão lũ, mưa lớn xảy và vào ban đêm. Thực tế những năm trước khi mưa lũ xảy ra người dân vẫn chủ quan và đã trả giá bằng tính mạng khi sinh sống ở ven suối, vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ quét; đánh bắt cá, bơi, đi qua dòng chảy nguy hiểm.

 

PV: Những biện pháp cấp bách cần triển khai lúc này, thưa ông?

 

Ông Trần Kim Phàn:  Công tác PCLB và TKCN là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục bắt đầu tư tháng 5 đến hết tháng 11 hằng năm. Đối với tình hình thời tiến diễn biến bất thường, bão lũ ngày càng cực đoan như hiện nay cần nghiêm túc thực công điện của Chủ tịch UBND tỉnh mới đây. Trong đó đã giao nhiệm vụ cho các ngành và địa phương theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư sông ven sông, suối, vùng thấp, trũng, khu vực có quy cơ bị sạt lợ triển khai kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đối với các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình an toàn hồ chứam công trình ven sông, suối, các công trình khai khoáng, hầm mỏ cần chủ động triển khai phương án PCLB. Tăng cường kiểm tra các hồ chứa, tuyến đê trên địa bàn, chuẩn bị sãn sàng phương tiện, nhân lực, chủ động vận hành xả lũ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình. Kiểm tra, rà soat các tuyến đường sung yếu, các vị trí ngầm cầu, sẵn sàng xử lý ách tắc giao thông nhanh nhất. Đối với các cấp, ngành, đơn vị, địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn và nhân lực để ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở NN&PTNT triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho tuyến đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm, công tiêu số 3 và các hồ chứa đang thi công; UBND TP Hòa Bình kiểm tra trạm bơm Quỳnh Lâm để sẵn sàng bơm tiêu úng cho thành phố khi phải đóng cửa công tiên số 3 do lũ Suối Chăm lên cao và hồ Hòa Bình xả lũ.

 

PV: Xin cảm ơn ông!   

                                                                                            Lê Chung

                                                                               (Thực hiện)

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục