Công nhân Công ty môi trường đô thị Hòa Bình thu gom rác thải trên địa bàn TP Hòa Bình

Công nhân Công ty môi trường đô thị Hòa Bình thu gom rác thải trên địa bàn TP Hòa Bình

(HBĐT) - Trong tiến trình đẩy mạnh CNH – HĐH, tỉnh ta luôn coi trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xác định đây là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, PV HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh.

 

PV: Xin ông cho biết thực trạng môi trường của tỉnh ta?

 

Ông Phạm Duy Đức: Chất lượng môi trường của tỉnh nhìn chung hiện nay còn tương đối tốt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây chất lượng môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ. Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động sản xuất của một số lĩnh vực như chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi, hoạt động xây dựng, hoạt động giao thông...

 

Đánh giá từ kết quả quan trắc qua các năm gần đây cho thấy: Về  môi trường không khí:  Các chỉ tiêu tiếng ồn, bụi và các khí độc tại các vị trí đã lấy mẫu, đo kiểm, phân tích trên địa bàn tỉnh phần lớn đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở một số các điểm đo tại các trung tâm như: thành phố Hòa Bình, trung tâm các huyện, các khu vưc tập trung dân cư, các khu vực gần cơ sở sản xuất, gần chợ và trục đường giao thông... các chỉ tiêu về môi trường không khí như hàm lượng bụi, tiếng ồn cao hơn các khu vực khác và có nơi vượt giới hạn cho phép.

 

Về môi trường nước: Hiện nay, môi trường nước và đặc biệt là nước mặt đã bị ô nhiễm cục bộ ở những khu vực gần các cơ sở sản xuất như chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, chăn nuôi ... Các số liệu đo đạc và phân tích cho thấy một số con sông, suối ở địa bàn tỉnh ta hiện nay các hàm lượng Coliform, COD, BOD5, Amoni, hàm lượng dầu mỡ đã đo được, một số nơi các chỉ tiêu trên khá cao xấp xỉ giới hạn cho phép. Tập trung chủ yếu ở gần các cơ sở sản xuất như chế biến bột sắn, nhà máy sản xuất bột giấy, nhà máy đường, rượu bia hoặc nhưng nơi tập trung dân cư đang có nguy cơ ô nhiễm dần.

 

Về môi trường đất: Nhìn chung, chất lượng đất trên địa bàn toàn tỉnh đạt ở mức nghèo đến trung bình. Nguyên nhân do các yếu tố như cấu trúc, địa hình, thiên tai môi trường…dẫn đến xói mòn, trượt lở ảnh hưởng đến độ ổn định của tính chất đất. Đặc biệt do hoạt động chủ quan của con người trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản...phát tán bụi và các chất ô nhiễm ( SO2 , NOx ) là các nhân tố hình thành lắng đọng axit gây ô nhiễm môi trường đất. Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất biến động do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng góp phần làm suy giảm chất lượng đất.   

 

PV: Trong thời gian qua, Chi cục BVMT đã tham mưu và triển khai công tác quản lý môi trường trên địa bàn như thế nào?

 

Ông Phạm Duy Đức: Thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ thể của UBND tỉnh và  ngành giao, hàng năm, Chi cục Bảo vệ môi trường đã phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị chuyên môn của Bộ TNMT, của các trường Đại học đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh; Báo cáo Quan trắc hiện trạng môi trường nước, không khí, đất và da dạng sinh học… : Điều tra, thống kê, đánh giá chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải chứa PCB trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ phục vụ công tác Bảo vệ môi trường; điều tra, đánh giá các chỉ tiêu về tài nguyên – môi trường và phát triển bền vững của tỉnh; lập Đề án thành lập Qũy BVMT; triển khai Đề án Xây dựng Trạm Quan trắc môi trường tỉnh; Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu; Lập kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học… Ngoài ra, Chi cục phối hợp với Chi cục của 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định giúp lãnh đạo Sở TN-MT tham mưu cho UBND tỉnh triển khai một số nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 57 ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020. Chấp hành công tác quản lý và sử dụng ngân sách theo quy định của nhà nước, hạn chế tối đa những vướng mắc, sai sót, đảm bảo tiến độ đề ra.        

 

Cùng với đó, Chi cục phối hợp với các ngành, cấp, tổ chức CT – XH triển khai nhiều hội nghị tập huấn về môi trường. Từ năm 2009 đến nay, đã tổ chức trên 20 lớp tập huấn nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các huyện, thành phố. Đồng thời phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Pháp Luật môi trường, Nước sạch và vệ sinh môi trường thông qua các hình thức sân khấu hóa, lồng ghép các vấn đề về môi trường nhằm truyền tải, nâng cao hiểu biết về môi trường cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương.

 

Công tác xem xét, lựa chọn,  thẩm định về môi trường đối với các dự án đầu tư cũng được chú trọng hơn, qua đó đã xem xét, hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường cho nhiều dự án đầu tư.  Từ năm 2009 đến nay, đã có trên 90 dự án được phê duyệt về môi trường. Những dự án được phê duyệt nêu trên chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Khai thác, chế biến quặng và chế biến sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu cụm công nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng nguyên liệu, du lịch sinh thái,  chế biến rác thải sinh hoạt, hoạt động y tế, giao thông.

 

Đối với công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát công tác chấp hành Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thông qua kế hoạch, Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng triển khai kế hoạch kiểm tra công tác chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, công tác chấp hành Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh đối với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trên địa bàn. Qua thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp trên địa bàn, có thể đánh giá chung là các doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động đã chấp hành tương đối tốt các quy định của Luật Bảo vệ môi trường…

 

PV: Để thực hiện tốt nhiệm vụ "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước", theo ông trong thời gian tới, tỉnh ta cần tập trung những vấn đề gì?

 

 

Ông Phạm Duy Đức: Để làm tốt công tác BVMT, trogn thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường. Quan tâm và đầu tư đúng mức cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh và các địa phương. Như đầu tư xây dựng Trạm quan trắc và phân tích môi trường của tỉnh; tăng cường đầu tư hỗ trợ các hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải tại các huyện, thành phố và các khu vực tập trung dân cư, đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải y tế...  

 

Thực hiện nghiêm Quyết định số 1065 ngày 13-7-2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2009 cần được xử lý; hàng năm, tiếp tục tổ chức lập Báo cáo hiện trạng môi trường theo quy định; rà soát đánh giá, phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đề xuất phương án xử lý, hạn chế tối đa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.     

 

Trên cơ sở quy hoạch ngành, lĩnh đã được phê duyệt,  yêu cầu xem xét chặt chẽ trong khâu lựa chọn các dự án đầu tư. Trong đó đặc biệt  quan tâm đến công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải. Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương xây dựng và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật và các quy định khác về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

 

Cần đổi mới trong việc lập, phân bổ dự toán ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường toàn tỉnh. Hiện nay, ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường chung của tỉnh về cơ bản bước đầu đã đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở các địa phương. Tuy nhiên,  đến nay việc lập và phân bổ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của toàn tỉnh chưa có sự tham gia của cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên và Môi trường. Chính vì vậy, tình trạng nhiệm vụ bảo vệ môi trường của một số đơn vị, ngành chức năng của tỉnh còn để ngỏ chưa được quan tâm, chưa đáp ứng được  mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

 

Phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp, với Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) trong tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

 

                                                                                       Ngọc Vinh

                                                                                       (thực hiện)

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục