Người dân xóm Quê Khi phải dùng can để lấy nước về dùng.

Người dân xóm Quê Khi phải dùng can để lấy nước về dùng.

(HBĐT) - Đã từ rất lâu, cứ vào mùa khô hàng năm, người dân xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, sự khan hiếm nước tại đây đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân.

 

Ngày nào cũng vậy, gia đình chị Bùi Thị Nhung phải dùng xe máy đi thồ từng can nước về sử dụng. Nguồn nước ở xa, một ngày phải thồ từ 5 - 6 chuyến mới đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt. Chị Nhung nhớ lại: Đã 23 năm tôi phải đi gánh nước từ ngoài suối về dùng, đôi vai đã chai sần lại. Có ngày phải đi gánh đến cả chục lần, nhất là vào những ngày có việc, gia đình cứ phải cắt cử từ 5 - 6 người chỉ chuyên đi chở nước, vậy mà vẫn không đủ”. Mãi đến năm 2007, gia đình chị quyết định bán đi đàn lợn , đi vay lãi, dồn lại được chục triệu đồng để đầu tư xây bể chứa nước, tuy nhiên vẫn không đủ nước để dùng.

 

Chiều gần tối, cụ ông Bùi Văn Bắc, năm nay đã 80 tuổi, mắt mờ, chân đã yếu, dò dẫm từng bước ra con suối cách nhà gần 1km. Hóa ra nguồn nước mà cụ Bắc cũng như nhiều hộ dân ở Quê Kho thường sử dụng chỉ là một vũng nước rộng chừng 1m, chiều sâu khoảng 50cm, được người dân đào đắp từ lâu để giữ nước từ suối chảy vào. Mùa khô, do nhu cầu sử dụng nước tăng nên chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng. Ngoài lấy nước ăn uống, đây cũng là nơi tắm rửa, giặt giũ, thậm chí trâu bò cũng vào uống nước.

 

Khan hiếm nước đã trở thành vấn đề nghiêm trọng của cả xóm Quê Kho, 100% số hộ thiếu nước trầm trọng. Thiếu nước sinh hoạt, nước tưới tiêu sản xuất, phục vụ các dịch vụ. Đất lúa chỉ làm duy nhất được vụ mùa, nếu cố trồng, cấy cũng không được thu hoạch, rau xanh cho bữa ăn hàng ngày khan hiếm, chăn nuôi cũng rất vất vả. Do khan hiếm nước nên việc sử dụng nước ở đây phải rất tiết kiệm và tuân theo quy trình nghiêm ngặt là: “nấu nướng, rửa rau, đánh răng, rửa mặt, rửa chân tay”, còn giặt giũ, tắm mang ra suối.

 

 Người dân trong xóm cho biết, vào mùa khô, nguồn nước duy nhất của cả xóm là con suối Nằng Lái chảy qua xóm. Vì không có nước giếng, cứ chiều đến là cả xóm lại ra suối tắm giặt và thồ nước, già trẻ, trai gái đều có mặt. Đám đàn ông con trai tắm một chỗ, đàn bà con gái tắm một chỗ, cứ chen chúc, không ai ngại ai nữa vì lâu rồi cũng thành quen. Khi về, người lớn gánh, thồ, trẻ con thì dùng 2 chai nhựa tận dụng mang nước về để đánh răng, rửa mặt.

 

Anh Bạch Công Biện, Trưởng xóm Quê Kho cho biết: Xóm có 130 hộ với 600 nhân khẩu, cả 130 hộ  thiếu nước. Thời điểm hiện tại đã có 90% số hộ thiếu nước. Tình trạng thiếu nước ở đây bắt đầu từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 5 năm sau và tháng cao điểm thiếu nước là tháng 2, 3. Lúc này, cả xóm đổ xô đi lấy nước khiến một đoạn suối trở nên đông đúc, lộn xộn. Vì vậy, xóm đã phải chia đoạn suối thành 3 khu vực để cho bà con lấy nước. Gia đình nào cũng phải trang bị can nhựa, thùng phi để đựng nước. Tuy biết là nước không đảm bảo vệ sinh, nhưng không dùng thì không có nguồn nước nào khác. Anh Biện cho biết thêm: Từ năm 2000, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xóm Quê Kho được cho đào 12 giếng nước chia đều cho các điểm của xóm, tuy nhiên, giếng chỉ có nước vào mùa mưa.

 

Theo quan sát của chúng tôi, dòng nước của người dân Quê Kho đang dùng có đủ loại rác, từ túi nilon đến vỏ chai, lọ, lá cây. Các giếng nước sâu hun hút nhưng không có nước. Cả xóm chỉ có 5 - 6 gia đình xây được bể chứa nước. Vì theo người dân ở đây, xây dựng được bể chứa nước ít nhất phải có từ 15 - 20 triệu đồng, nên họ không có khả năng xây bể. Nhiều gia đình đã đào giếng đến 20 m, nhưng vẫn không có nước. Trong khi các xóm lân cận như xóm Củ, Bãi Chạo vẫn có nước bình thường.

 

Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra từ nhiều năm nay, người dân xóm Quê Kho tha thiết mong được các cấp ngành quan tâm, nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn về nước để ổn định cuộc sống.

 

                                                                        Thanh Tuyền

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục