Điện thoại di động đã trở thành thiết bị quen thuộc không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, xung quanh thiết bị này vẫn còn khá nhiều điều bất ngờ thú vị mà có thể bạn chưa từng được biết đến. Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Cuộc gọi đầu tiên từ máy điện thoại di động:

Được thực hiện vào năm 1973 bởi Martin Cooper, khi đó là nhân viên của hãng điện tử Motorola (sau này trở thành phó chủ tịch của Motorola), trên đường phố của thành phố New York. 

“Tôi đã gọi cho Joel Engel, “kỳ phùng địch thủ” của tôi đang làm việc tại AT&T, công ty lớn nhất thế giới vào thời điểm đó, còn chúng tôi chỉ là 1 công ty nhỏ bé tại Chicago” - Cooper cho biết khi nói về “cuộc gọi lịch sử” của mình.

“Tôi đã nói ‘Joel, đây là Marty. Tôi đang gọi cho anh từ điện thoại di động, một thiết bị di động thực sự’. Tôi chỉ nhận được sự im lặng từ phía đầu dây bên kia. Tôi đoán rằng anh ấy đang nghiến răng.”

Martin Cooper và DynaTAC, chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới

Thiết bị được Cooper sử dụng đã trở thành nguyên mẫu để phát triển thành Motorola DynaTAC, là chiếc điện thoại di động thương mại đầu tiên trên thế giới, được ra mắt vào năm 1984 với giá 3.995 USD, tương đương 9.000 USD vào ngày nay.

Thực ra, cuộc gọi di động đầu tiên được tiến hành vào năm 1946, nhưng thiết bị sử dụng lúc đó có khối lượng lên đến 36kg và phải có 1 chiếc xe chuyên dụng để di chuyển thiết bị này, do vậy, khó có thể xem đó là 1 chiếc điện thoại di động đúng nghĩa.

Smartphone đầu tiên trên thế giới

Chiếc điện thoại thông minh (smartphone) đầu tiên trên thế giới xuất hiện năm 1993 tại Hội nghị không dây toàn cầu (World Wireless Conference) diễn ra tại Florida.

Được nghiên cứu và phát triển bởi BellSouth Cellular (công ty viễn thông, hiện trực thuộc tập đoàn viễn thông AT&T) và IBM. Với khối lượng chưa đến 0,5kg, thiết bị là 1 chiếc PDA với màn hình cảm ứng, có tên gọi Simon.

IBM Simon, chiếc smartphone với màn hình cảm ứng đầu tiên trên thế giới

“Được thiết kế bởi IBM, Simon có dáng vẻ và hoạt động như 1 chiếc điện thoại di động, tuy nhiên trang bị thêm nhiều tính năng mới, như giao tiếp bằng giọng nói. Dĩ nhiên, người dùng có thể sử dụng Simon như 1 máy tính không dây, máy nhắn tin, một thiết bị điện tử, lịch làm việc, một sổ danh bạ và một cây bút cảm ứng. Tất cả chỉ với mức giá bán lẻ đề xuất 899 USD” - Lời giới thiệu về sản phẩm mới được đưa ra tại hội nghị.

Tuy nhiên, chỉ có 2.000 chiếc smartphone này được sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới. Hiện, Simon được xem như một “món đồ cổ” có giá trị cho các nhà sưu tầm.

Tại sao mỗi tin nhắn chỉ dài tối đa 160 ký tự ?

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao 1 tin nhắn SMS chỉ có tối đa 160 ký tự ?

Thực chất, hệ thống tin nhắn được phát triển bởi nhiều tập đoàn viễn thống lớn trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ 20, tuy nhiên, tác giả của SMS (Short message service - dịch vụ tin nhắn văn bản ngắn) là Friedhelm Hillebrand, một kỹ sư người Đức.

Làm việc tại tập đoàn GSM, Hillebrand đưa ra ý tưởng về tin nhắn văn bản 128-byte, được gửi đi thông qua hệ thống mạng di động hiện có, do vậy sự giới hạn về ký tự tin nhắn là điều dường như bắt buộc. Tuy nhiên, 160 ký tự lại chỉ là sự lựa chọn ngẫu nhiên của Hillebrand.

Friedhelm Hillebrand cho rằng 160 ký tự là con số lý tưởng và quá đủ cho 1 tin nhắn

Mọi chuyện diễn ra vào năm 1985, khi Hillebrand thử nghiệm với các ghi chú trên máy đánh chữ của mình để thống kê chiều dài lý tưởng của 1 thông điệp. Hillebrand đếm số chữ cái, số dấu chấm câu… Và nhận thấy, mọi thông điệp đều có thể diễn giải một cách trọn vẹn với 160 ký tự.

Cuối cùng, Hillebrand cho rằng 160 ký là hoàn toàn đủ, cùng với 2 lập luận thuyết phục khác (các bưu thiếp và điện tín gửi đi thường có độ dài tối đa chỉ 150 ký tự), Hillebrand cùng tập đoàn GSM đã tạo ra các tiêu chuẩn về tin nhắn vào năm 1986. Sau đó, các hãng điện thoại di động và viễn thông trên thế giới đã nhận được yêu cầu phải hỗ trợ các tiêu chuẩn này.

Ngày nay, người dùng có thể gửi đi đồng thời nhiều tin nhắn, nhưng ký tự tối đa của mỗi tin nhắn vẫn chỉ 160. Có vẻ như, ý tưởng của Hillebrand vẫn còn có giá trị, khi trang blog Twitter cũng hạn chế số lượng mỗi thông điệp đăng tải  chỉ ở mức 140 ký tự.

Chiếc điện thoại đắt giá nhất thế giới

Hãng chế tác đồ trang sức cao cấp của Anh, Stuart Hughes đã tạo nên chiếc điện thoại đắt giá nhất thế giới, với giá lên đến 5 triệu bảng Anh (hơn 8,1 triệu USD)

Chiếc điện thoại đắt nhất hành tinh có giá đến hơn 8,1 triệu USD

Hãng đã sử dụng iPhone 4 làm nguyên mẫu để thiết kế, với 500 viên kim cương 100 carat, logo quả táo trên iPhone được thay thế bằng 53 viên kim cương hồng và 1 viên kim cương 7,4 carat cho vị trí nút Home trên máy.

Những “căn bệnh” liên quan đến điện thoại di động

Điện thoại di động trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, tuy nhiên, đối với không ít người, đã có những căn bệnh kỳ lạ ảnh hưởng đến họ, mà nguyên nhân chính vẫn là từ điện thoại di động, mà đa phần vẫn là cá vấn đề về tâm thần. Trong đó có thể kể đến các chứng bệnh như :

Có không ít chứng bệnh lạ liên quan đến điện thoại di động

- Telephonobia: chứng bệnh sợ khi phải gọi hoặc nghe điện thoại di động
- Nomophobia: chứng tâm lý hoảng sợ khi điện thoại di động bị mất hoặc không được phép tiếp tục sử dụng điện thoại.
- Ringxiety: được mô tả như một hiện tượng tâm lý âm thanh, khi bạn nghe thấy hoặc cảm thấy chuông điện thoại di động, nhưng đôi khi lại không.
- Frigensophobia: chứng bệnh hoảng sợ sử dụng điện thoại di động có thể làm ảnh hưởng đến bộ não người dùng.

Chiếc điện thoại tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới

Trong khi iPhone của Apple liên tục gặt hái được những con số kỷ lục về lượng tiêu thụ, tuy nhiên, để đạt đến mức trở thành chiếc điện thoại tiêu thụ nhiều nhất trong lịch sử thì vẫn còn 1 quãng đường dài.

Giờ đây, Nokia dường như đã bị Apple và các điện thoại Android bỏ quá xa trong cuộc đua trên thị trường di động, nhưng “vị vua” một thời Nokia vẫn còn những điều đáng tự hào.

Chiếc điện thoại có số lượng tiêu thụ nhiều nhất trong lịch sử chính là Nokia 1100, chiếc điện thoại cơ bản được giới thiệu vào năm 2003, được ra mắt chủ yếu để phục vụ cho thị trường tại các nước đang phát triển.

Chiếc điện thoại “nồi đồng cối đá” 1100 của Nokia là chiếc điện thoại phổ biến nhất trong lịch sử

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 250 triệu chiếc 1100 được bán ra trên toàn thế giới. Với thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ, chắc chắn và đặc biệt thời lượng pin “khủng” chính là những điểm giúp 1100 trở thành chiếc máy di động có lượng tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử.

Nokia có thể tự hào vì ngoài 1100, 3210 và 3310 là 2 mẫu máy khác của hãng nằm trong top 5 chiếc điện thoại di động có mức tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử. 2 sản phẩm còn lại trong danh sách là RAZR của Motorola và iPhone của Apple.

Một vài thông tin thú vị khác về lịch sử điện thoại di động :

- Motorola StarTAC ra mắt năm 1996 là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được tích hợp tính năng rung.

- Năm 1998, tổng số điện thoại di động bán ra trên toàn cầu còn nhiều hơn cả tổng số xe ô tô và máy tính cộng lại tiêu thụ được trong năm đó.

- Nokia 8110, ra mắt năm 1996 đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết khi nhân vật Neo trong bộ phim “bom tấn” The Matrix (Ma trận) sử dụng chiếc điện thoại này trong phim.

Nokia 8110 trở nên nổi tiếng khi xuất hiện trên bộ phim ‘The Matrix’

- Nokia 3210, ra mắt năm 2000 là chiếc điện thoại di động được tích hợp ăn-ten bên trong máy mà không có cần ăn-ten ở ngoài như các máy trước đây.

- Chiếc điện thoại J-SH04 của Sharp, được giới thiệu năm 2001 tại Nhật Bản, là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới tích hợp thêm máy chụp ảnh. (độ phân giải chỉ 1.1 megapixel và cho hình ảnh chỉ 256 màu)

J-SH04 của Sharp là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới được trang bị máy ảnh kèm theo

- 35% người dùng tại Mỹ cho biết họ không bao giờ sử dụng tin nhắn SMS.

- Năm 2007, iPhone được Apple giới thiệu, là chiếc điều thoại đầu tiên được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm, và đã nhanh chóng tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trên thị trường smartphone toàn cầu.
 
 
                                                                            Theo Dantri

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục